Măng là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ và vitamin. Tuy nhiên, trong măng cũng chứa độc tố cyanogenic glycoside nên nhiều người băn khoăn ăn măng có bị sẹo lồi không? Vết thương hở ăn măng được không? Hãy cùng thammytriseo.com khám phá câu trả lời cho những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Ăn măng có bị sẹo lồi không? Vết thương hở ăn măng được không?
Theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh việc ăn măng gây ra sẹo lồi. Theo đó, sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức của collagen trong quá trình da lành lại sau khi bị tổn thương. Trong khí đó, măng là thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, có thể hỗ trợ quá trình tái tạo da và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Tuy nhiên, đối với những người có vết thương hở, các chuyên gia vẫn khuyến cáo bạn KHÔNG NÊN ăn măng vì những lý do như sau:
- Măng có tính hàn: Tính hàn của măng có thể làm chậm quá trình lành vết thương và gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Măng chứa nhiều chất xơ: Chất xơ trong măng có thể khiến cơ thể khó hấp thu vitamin C, một dưỡng chất quan trọng cho quá trình lành vết thương.
- Măng có thể gây ra dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với măng, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng tấy. Điều này làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
Xem thêm bài viết liên quan:
Lưu ý khi ăn măng để tránh ảnh hưởng xấu sức khoẻ, vết thương
Măng mặc dù chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tuy nhiên món ăn này lại rất dễ gây kích ứng và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Do đó, để tránh rủi ro trên bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây khi ăn măng:
- Chọn mua măng tươi: Măng tươi có màu vàng nhạt, búp măng nhỏ gọn, không bị dập nát hay úa vàng. Tránh mua măng đã bị mốc, hư hỏng hoặc có mùi lạ.
- Chế biến măng kỹ lưỡng: Luộc măng với nhiều nước để loại bỏ độc tố cyanogenic glycoside. Luộc chín kỹ và cần thay nước luộc măng ít nhất 2-3 lần.
- Không nên đậy nắp khi luộc măng: Điều này giúp cho các độc tố của măng có thể thoát ra ngoài, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Ngâm măng trước khi chế biến: Điều này giúp loại bỏ độc tố của măng, ngoài ra còn giúp măng khi nấu được mềm ngon hơn.
- Ăn măng với lượng vừa đủ: Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 100-200g măng, không nên ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Ngoài bị vết thương hở, những ai không nên ăn măng?
Không chỉ những người có vết thương hở, những đối tượng dưới đây cũng nên cân nhắc việc tránh ăn măng để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ:
Phụ nữ đang mang thai
Như đã thông tin từ trước, trong măng có chứa thành phần cyanogenic glycoside có thể gây ngộ độc cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra măng cũng là thực phẩm mang tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Người trẻ đang dậy thì
Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể đang phát triển mạnh mẽ và cần nhiều canxi để phát triển xương. Trong khi đó, măng lại chứa nhiều oxalat có thể cản trở quá trình hấp thu canxi, dẫn đến nguy cơ loãng xương. Ngoài ra, măng cũng có tính hàn, khó tiêu, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện, người trẻ đang dậy thì nên hạn chế ăn măng.
Người bị sỏi thận
Trong khi bị sỏi thận, bạn nên hạn chế ăn măng vì măng chứa nhiều oxalat. Oxalate khi kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận nên ăn nhiều măng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận và khiến tình trạng sỏi thận nặng hơn.
Những người mắc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa, xơ gan
Nếu mắc phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày, tiêu hoá hoặc xơ gan, việc ăn măng sẽ làm bệnh lý ngày càng nặng thêm. Nguyên nhân do măng là loại thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều chất xơ nên gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, măng có thể gây ra các triệu chứng như ợ chua, trào ngược axit, đầy bụng.
Hy vọng thông qua bài viết trên, thẩm mỹ trị sẹo đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vết thương hở ăn măng được không. Chúc bạn sớm xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý khi ăn măng để giúp vết thương mau lành và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Bình luận