Măng là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi cơ thể bị vết thương ăn măng được không? Hãy cùng thammytriseo.com tìm hiểu ngay sau đây để tránh gây ảnh hưởng đến vết thương của bạn.
Bị vết thương ăn măng được không?
Mặc dù măng chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng khi bị vết thương thì nên hạn chế ăn hoặc tốt nhất là không nên ăn, thay vào đó hãy lựa chọn thực phẩm khác phù hợp hơn. Nguyên nhân là bởi măng dễ gây kích ứng, buồn nôn, khó tiêu… ảnh hưởng không nhỏ đến vết thương.
Đặc biệt, các loại măng ủ chua, lên men được khuyến cáo là không nên ăn khi có vết thương. Các loại măng này chứa vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể làm cho vết thương mưng mủ, sưng tấy dẫn đến lâu lành thương, nặng nhất là có nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, thành phần măng còn chứa cyanide, đây là chất có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong nếu nạp quá nhiều vào cơ thể. Vì vậy, khi ăn măng các bạn cần chế biến thật kỹ càng để tránh gây hại cho sức khỏe.
Bị thương lỡ ăn măng có bị sẹo lồi không?
Các bạn đã biết bị vết thương ăn măng được không, vậy nếu lỡ ăn măng thì có bị sẹo lồi không? Về vấn đề này, các chuyên dinh dưỡng cho biết, tỷ lệ ăn măng bị sẹo lồi là rất thấp, bởi măng chứa nhiều vitamin, khoáng chất mà không chứa các chất có thể gây tăng sinh tế bào quá mức tạo nên sẹo lồi.
Tuy nhiên, những ai có cơ địa dễ bị sẹo lồi cũng nên hạn chế ăn măng trong giai đoạn bị thương. Việc ăn măng có thể gây sưng đau, mưng mủ vết thương, từ đó dẫn đến các vết sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.
Khi bị vết thương hở nên kiêng ăn măng trong bao lâu?
Khi bị vết thương hở nên kiêng ăn măng ít nhất 2 tuần đầu. Những ai có cơ địa lâu lành thương thì nên kiêng ăn lâu hơn. Trong giai đoạn này nên chú ý kiêng ăn tuyệt đối để quá trình tái tạo tế bào diễn ra thuận lợi. Đối với những trường hợp vừa mới phẫu thuật có vết thương hở lớn thì nên kiêng ăn măng ít nhất 1 tháng nhằm tránh những tác động xấu đến vết thương.
Sau khi vết thương đã phục hồi và ổn định, bạn hoàn toàn có thể ăn măng. Nhưng cần chế biến thật kỹ để loại bỏ độc tố trong măng và tránh ăn măng khi cơ thể đang bị suy nhược hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa.
Xem thêm bài viết liên quan
Khi bị vết thương cần kiêng những loại thực phẩm nào?
Khi bị thương, ngoài việc kiêng ăn măng, người bị thương cũng nên tránh ăn một số loại thực phẩm sau đây:
- Thịt chó, thịt bò, thịt gà, trứng: Những loại thực phẩm này chứa nhiều protein và năng lượng, có thể gây ra sẹo lồi hoặc sẹo thâm. Ngoài ra, chúng cũng có tính nóng, sẽ khiến cho vết thương bị sưng phồng, viêm nhiễm và lâu lành.
- Hải sản, đồ tanh: Những loại thực phẩm này là tối kỵ của những ai có vết thương trên cơ thể. Vì chúng có thể gây dị ứng, ngứa ngáy và khó chịu cho vết thương. Đồng thời, ăn hải sản và đồ tanh cũng có thể làm cho vết thương bị nhiễm trùng, hoặc để lại sẹo xấu.
- Đồ nếp, đồ cay nóng, đồ có chứa nhiều đường: Những loại thực phẩm này có tính nóng, khiến cho vết thương bị mưng mủ, viêm nhiễm, và lâu lành. Bên cạnh đó, chúng cũng nguyên nhân chính làm hao hụt vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào.
- Các loại trái cây có lượng đường cao, trái cây sấy khô, trái cây lên men, hoặc trái cây không rõ nguồn gốc: Những loại thực phẩm này có thể làm cho vết thương bị sưng, nguy cơ nhiễm trùng cao, hoặc gây kích ứng cho da.
Các thực phẩm cần tăng cường khi bị vết thương
Sau khi hiểu rõ được những thắc mắc bị vết thương ăn măng được không, chúng ta cần chú trọng đến việc tăng cường dinh dưỡng để vết thương nhanh chóng được ổn định và hồi phục.
Nghệ :Đặc tính của nguyên liệu này là khử trùng và sát khuẩn, giúp cho vết thương nhanh lành hơn. Bạn có thể sử dụng nghệ để pha sữa hoặc nấu các món ăn để cung cấp dinh dưỡng và giúp cho vết thương được ổn định nhanh nhất.
Sữa: Nhờ cung cấp nhiều vitamin và lượng canxi cần thiết nên cần tăng cường sử dụng sữa để giúp vết thương ổn định nhanh. Từ đó hạn chế những ảnh hưởng và tác động xấu.
Rau xanh: Đây là nguồn cung cấp vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng giàu vitamin A, hỗ trợ các hợp chất cần thiết giúp tăng cường quá trình hồi phục các vết thương và ngăn ngừa những ảnh hưởng, biến chứng xấu.
Men vi sinh: Probiotics vô cùng cần thiết cho cơ thể. Chúng được xem là những vi khuẩn lành mạnh hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, duy trì sức khỏe và ổn định tinh thần để có thể chống lại bệnh tật tốt nhất. Men vi sinh còn có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các vi khuẩn xấu gây hại.
Chất béo lành mạnh: Không phải tất cả những chất béo đều gây hại và xấu. Những loại chất béo lành mạnh vô cùng tốt cho cơ thể, cung cấp nhiều vitamin E và giảm sự xuất hiện của các vết sẹo trên cơ thể. Bên cạnh đó, chất béo này còn tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trái cây giàu vitamin C: Theo các nghiên cứu, những loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, thơm không những giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, hỗ trợ vết thương lành nhanh. Mà chúng còn cung cấp dưỡng chất thiết yếu ổn định cho cơ thể.
Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, các loại đậu giúp các vết thương chữa lành nhanh hơn. Ngoài ra đó còn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp cho cơ thể, tăng cường cung cấp vitamin và các dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng chống lại oxy hóa và ngăn ngừa các tổn thương xấu đến cơ thể.
Chăm sóc sức khỏe và chú trọng đến dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định quá trình hồi phục của các vết thương hở. Đây cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn những thực phẩm tốt, ngăn ngừa những món ăn gây hại để đảm bảo quá trình lành thương diễn ra.
Bên cạnh việc chú trọng bị vết thương ăn măng được không, mỗi người cần chú ý chăm sóc hợp lý, hạn chế vận động và không cho bụi bẩn có cơ hội xâm nhập vào các vết thương. Hy vọng với những thông tin được Thẩm Mỹ Trị Sẹo chia sẻ giúp mọi người có được thêm kiến thức, hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bình luận