Khi bị vết thương bác sĩ luôn căn dặn chúng ta phải kiêng cữ khá nhiều thực phẩm. Trong đó việc bị vết thương có ăn mì gói được không là điều rất được quan tâm. Hãy tìm lời giải đáp được thammytriseo.com trong bài viết này để các bạn có thể hiểu rõ vấn đề này và chăm sóc tốt vết thương của chính mình nhé!
Bị vết thương có ăn mì gói được không?
Khi cơ thể có vết thương hở, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi là hết sức quan trọng. Do đó, những loại thức ăn nhanh như mì gói trong trường hợp này không phải là lựa chọn phù hợp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dinh dưỡng từ mì gói không đủ để hỗ trợ cơ thể làm lành vết thương.
Ngoài ra mì gói có tính cay nóng có thể làm miệng vết thương tăng tiết dịch mủ, gây đau nhức, ngứa ngáy, từ đó làm chậm quá trình lành thương. Hơn nữa, khi cơ thể bị tổn thương, nhu cầu chuyển hóa năng lượng tăng cao đột ngột và mì gói không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng nhu cầu này.
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều Natri có trong mì gói có thể gây rối loạn chuyển hóa chất, ảnh hưởng đến tim mạch và các bệnh lý khác. Thành phần của mì gói bao gồm bột ớt, bột gà, muối, dầu,… đều là những nguyên liệu có thể kích thích các phản ứng viêm dưới da, dễ gây sẹo đỏ, sẹo lồi và kéo dài quá trình lành thương.
Bị vết thương nên kiêng ăn mì gói bao lâu?
Khi cơ thể bạn có vết thương hở, đặc biệt sau chấn thương hoặc phẫu thuật thẩm mỹ bạn nên kiêng ăn mì gói trong khoảng từ 7 – 10 ngày cho đến khi phục hồi hoàn toàn. Đây là thời gian cần thiết cho quá trình tái cấu trúc mô và tránh được các biến chứng viêm nhiễm.
Tuy nhiên, thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào cơ địa và tốc độ hồi phục của từng người, vì vậy nhiều trường hợp cũng có thể cần kiêng lâu hơn. Sau khi vết thương đã thực sự lành, bạn có thể ăn lại mì gói nhưng cần theo tần suất phù hợp để không gây nóng trong và và kích thích các phản ứng viêm.
Ngoài mì gói thì bị vết thương nên kiêng ăn uống gì khác?
Ngoài việc bị vết thương có ăn mì gói được không thì bạn cũng cần biết nên kiêng ăn những thực phẩm nào khác để không khiến vết thương lâu lành, để lại sẹo.
Bên cạnh việc nên kiêng ăn mì gói thì thì bạn cũng cần kiêng luôn các thực phẩm có tính nóng như lẩu chua cay; các gia vị như ớt, tiêu…; các món nấu từ gạo nếp như xôi, chè, bánh…; các loại trái cây như sầu riêng, mít… vì chúng dễ gây kích ứng, mưng mủ làm cho vết thương lâu lành lại.
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt chó dù giàu dinh dưỡng nhưng lại rất dễ khiến vết thương kéo da non bị sẹo thâm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Bạn cũng cần hạn chế ăn các loại trứng như trứng gà, trứng ngỗng… vì chúng dễ khiến vết thương bị loang lổ, không đều màu… khi vết thương lành.
Không chỉ vậy các bạn cũng cần chú ý kiêng ăn hải sản bởi lẽ chúng các món tanh rất dễ gây kích ứng vết thương dẫn đến ngứa ngáy, bạn sẽ khó kiểm soát được việc dùng tay gãi ngứa từ đó khiến vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng.
Hơn nữa còn một loại rau mà nhất định những ai đang có vết thương hở phải kiêng cữ đó chính là rau muống. Dù rau muống được biết đến là giàu sắt, kẽm… nhưng lại không tốt cho người có vết thương hở khi nó khiến cơ thể tăng sinh collagen dễ gây sẹo lồi.
Ngoài ra các bạn cũng cần phải kiêng sử dụng các thức uống chứa cồn như rượu, bia…; nước ngọt có ga… vì chúng có thể gây loãng máu, làm cho vết thương lâu lành hơn.
Như vậy, khi cơ thể bị vết thương có ăn mì gói được không đã được chia sẻ thammytriseo.com rất chi tiết trong bài này. Có thể nói mì gói dù là món ăn tiện lợi nhưng lại không phải là món ăn đủ dinh dưỡng để giúp ích cho quá trình chữa lành vết thương. Tin rằng những thông tin này có thể giúp bạn kiêng khem đúng và đủ để tránh tình trạng kích ứng, sưng viêm, gây sẹo xấu. Việc kiêng khem những món ăn yêu thích có thể làm bạn khó chịu nhưng bù lại vết thương sẽ phục hồi thuận lợi và giúp bạn sớm có thể ăn uống lại như bình thường. Chúc các bạn có sẽ luôn khỏe mạnh và tự tin hơn trong cuộc sống!
Bình luận