banner

Bị vết thương không nên uống gì? Uống gì để mau lành thương?


Việc bị thương có thể xảy ra bất thình lình mà chúng ta không thể lường trước. Vì vậy, mỗi người nên “nằm lòng” cách chăm sóc vết thương, chẳng hạn như bị thương không nên uống gì hoặc nên uống gì có lợi cho việc phục hồi. Những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Bị vết thương không nên uống gì?

Một số loại đồ uống có ảnh hưởng đến vết thương, làm chậm quá trình phục hồi da. Bên cạnh đó, nếu có dùng thuốc kháng sinh chữa vết thương thì có khả năng tương tác với một số loại đồ uống làm tăng tính độc tố cho cơ thể.

Chẳng hạn, sữa có thể làm giảm hấp thu khi dùng thuốc kháng sinh, rượu và bia dùng chung với thuốc chống viêm nhóm NSAID làm tăng khả năng bị viêm loét, dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa. Hoặc rượu dùng cùng paracetamol sẽ tăng nguy cơ bị bệnh viêm gan. Vậy, bị vết thương không nên uống gì?

Rượu, bia gây ảnh hưởng đến vết thương
Rượu, bia gây ảnh hưởng đến vết thương

Rượu

Rượu có thể làm kéo dài thời gian phục hồi, ngay cả vết thương nhỏ cũng bị ảnh hưởng. Bởi rượu có khả năng làm tăng chảy máu và sưng tấy mô mềm khu vực bị thương, làm loãng máu, khiến máu chảy nhanh dẫn đến ứ đọng. Vùng bị thương tích tụ độc tố làm chậm lành thương, hình thành các mô sẹo dưới da.

Bia

So với rượu thì bia được dùng phổ biến hơn, mang đến công dụng giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện tinh thần… Nhưng khi bị thương thì được khuyến khích là không nên dùng. Vì bia làm giảm số lượng tế bào miễn dịch, tăng khả năng bị nhiễm trùng, làm giãn mạch gây sung huyết  khiến vết thương đau và lâu lành hơn. Ngoài ra, uống nhiều bia còn dẫn đến tình trạng mất nước, khiến da khô, vết thương chậm lành.

Các loại đồ uống có gas

Bị vết thương không nên uống gì? Với câu hỏi này thì bạn đừng bỏ qua các loại đồ uống có gas. Bởi các loại nước ngọt thường có lượng đường cao làm chậm quá trình lành da. Ngoài ra, nước có gas còn tương tác với các loại thuốc trị thương làm mất tác dụng của thuốc.

Cà phê

Bị thương uống cà phê có thể gây cản trở lành da, thâm sẹo
Bị thương uống cà phê có thể gây cản trở lành da, thâm sẹo

Trong cà phê có chứa chất Cafein có tác dụng cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ đột quỵ, giúp tinh thần sảng khoái. Đây còn là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, đối với vết thương trên da, cafein lại có tác động không tốt. Theo đó, chất này sẽ làm hạn chế tăng sinh tế bào sừng kéo dài quá trình biểu mô hóa, ngăn cản lành thương.

Bị vết thương nên uống gì?

Mặc dù có những loại thức uống không được dùng, nhưng bù lại có rất nhiều loại nước uống thơm ngon, bổ dưỡng mà chúng ta có thể thoải mái thưởng thức. Không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ lành thương, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng. Vậy, bị vết thương nên uống gì?

Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C

Nước cam tốt cho việc lành thương
Nước cam tốt cho việc lành thương

Vitamin C là thành phần quan trọng giúp tăng sản sinh collagen, tái tạo các mô tế bào bị tổn thương. Mỗi ngày chúng ta có thể bổ sung 1 cốc nước cam sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ. Hoặc có thể dùng chanh, quýt, dâu tây…, đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm khác như bông cải xanh, ớt chuông…

Lưu ý: Nước cam có chứa thành phần acid citric cao dưới dạng muối citrat cản trở việc đông máu. Vì vậy, những ai vừa mới phẫu thuật có nguy cơ viêm loét, xuất huyết chưa lành da thì không nên uống quá nhiều để tránh làm chảy máu vết thương.

Nha đam

Bỏ qua việc bị vết thương không nên uống gì, chúng ta hãy thưởng thức ngay 1 cốc nha đam. Loại thức uống này rất tốt cho những ai đang bị thương bởi tính kháng khuẩn, sát trùng, có tác dụng làm dịu da, cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Chúng ta có thể nấu nước nha đam uống mỗi ngày, hoặc bôi gel nha đam lên vùng bị thương để ngăn ngừa sẹo.

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua giúp đẩy nhanh tái tạo biểu bì
Nước ép cà chua giúp đẩy nhanh tái tạo biểu bì

Cà chua là loại quả có chứa nhiều vitamin A, C, E, K và các loại khoáng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, lycopene và carotene hỗ trợ chống viêm. Đặc biệt là giúp những người bị thương mau chóng phục hồi, ngừa thâm sẹo hiệu quả.

Mỗi ngày uống 1 ly nước ép cà chua sau bữa ăn khoảng 2-3 giờ. Tốt nhất là nên uống vào buổi sáng và buổi chiều. Không nên uống khi bụng đang đói bởi chất pectin và phenolic trong cà chua có thể khiến đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể uống các loại nước có lợi ích dưỡng thương như mật ong, dừa, dứa… Đồng thời nên lưu ý uống đầy đủ nước để tăng cường trao đổi chất, cung cấp độ ẩm giúp tăng khả năng tái tạo các biểu mô đẩy nhanh lành miệng vết thương.

Xem thêm bài viết liên quan:  Bị vết thương ăn giá được không?

Bị vết thương nên uống thuốc gì?

Để vết thương phục hồi nhanh nhất và tránh những biến chứng nguy hiểm do sự tấn công của vi khuẩn, bác sĩ thường sẽ kê một số loại thuốc hỗ trợ. Bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây, tuy nhiên tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và không tự ý dùng tại nhà:

Thuốc giảm đau

Đau nhức, sưng viêm, sốt, phát ban là những triệu chứng thường đi kèm sau chấn thương, phẫu thuật do cơ chế tự vệ của cơ thể. Với những vết thương có diện tích lớn, tính chất phức tạp nhằm đảm bảo không gây ra biến chứng nguy hiểm bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen,…

Tuy nhiên, những loại thuốc này tốt nhất vẫn nên uống theo chỉ định của bác sĩ vì có thể đi kèm một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, viêm dạ dày hoặc chảy máu trong (Aspirin). Nên sử dụng thuốc sau ăn để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lưu ý sử dụng trên phụ nữ có thai, đang cho con bú và có bệnh mãn tính.

Thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen dùng sau chấn thương
Thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen dùng sau chấn thương

Thuốc kháng Histamin

Thuốc này thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị dị ứng do dùng thuốc hoặc một số loại thực phẩm/nước uống khi đang có vết thương hở. Chúng hỗ trợ làm giảm viêm, giảm ngứa, tiêu sưng, kháng khuẩn và bảo vệ vết thương tối đa.

Một số kháng Histamin phổ biến như Promethazin, Clorpheniramin, Diphenhydramin,…Tuy nhiên có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn ngủ, nên thận trọng với người lái xe hay vận hành máy móc.

Sử dụng thuốc kháng Histamin trong trường hợp dị ứng
Sử dụng thuốc kháng Histamin trong trường hợp dị ứng

Thuốc kháng sinh

Thuốc được chỉ định với mục đích tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, phòng chống nhiễm khuẩn. Thường được chỉ định cho người có những chấn thương lớn, phẫu thuật phức tạp hoặc đang có dấu hiệu viêm nhiễm. Một số loại kháng sinh phổ biến như Penicillin, Cephalosporin, Dicloxacillin, Clindamycin,…

Thuốc kháng sinh cần được kê đơn bởi bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng tại nhà, chúng có thể gây lờn thuốc hoặc để lại biến chứng cho sức khỏe. Bạn cần tuân thủ về liều lượng, cách dùng, khi có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Thuốc được chỉ định với mục đích tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm
Thuốc được chỉ định với mục đích tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm

Thuốc kháng virus

Nhiều trường hợp khách hàng sau phẫu thuật thường bị một số nhóm vi khuẩn tấn công như virus herpes, virus pox, virus papilloma,…Chúng không chỉ gây ra viêm nhiễm mà còn có nguy cơ xuất hiện những loại bệnh khác như thủy đậu, zona thần kinh, sởi,…

Những bệnh này làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và quá trình phục hồi vết thương. Nhưng loại thuốc này giúp ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Dùng thuốc kháng virus để bảo vệ vết thương tốt hơn
Dùng thuốc kháng virus để bảo vệ vết thương tốt hơn

Thuốc kháng nấm

Nấm hình thành trong môi trường ẩm mốc, không được vệ sinh sạch sẽ, máu, dịch nhầy và xác vi sinh vật tồn đọng,…Để hạn chế tình trạng xâm nhập của một số loại nấm bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc như Clotrimazol, Miconazol, Ketoconazol, Fluconazol,… có thể dùng theo dạng xịt hoặc bôi ngoài da.

Sử dụng thuốc kháng nấm để phòng tránh nhiễm khuẩn
Sử dụng thuốc kháng nấm để phòng tránh nhiễm khuẩn

Bài viết đã tổng hợp những thức uống giúp mọi người hiểu rõ bị vết thương không nên uống gì. Phần thông tin cũng bật mí đến bạn những loại thức uống dinh dưỡng hơn. Hãy an tâm chăm sóc tốt cho vết thương của mình nhé!

Xem thêm: Ăn nước tương có bị sẹo thâm không?

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan