banner

Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng – dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm


Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng là một trong những biến chứng nguy hiểm. Chúng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường xuất hiện với những biểu hiện rõ ràng. Do đó, cần nhanh chóng phát hiện để có hướng xử lý phù hợp. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia mà khách hàng không nên bỏ qua.

Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng là một trong những biến chứng nguy hiểm
Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng là một trong những biến chứng nguy hiểm

Vì sao bỏng bô xe máy lại dễ gây ra nhiễm trùng?

Khi bỏng bô xe máy, da bạn sẽ bị phồng rộp, lỡ loét, và chảy dịch. Tại vị trí các vết bỏng còn chứa các tế bào chết, bụi bẩn, mô hoại tử. Việc mất đi hàng rào bảo vệ da, môi trường nhiều vi khuẩn gây bệnh đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nhiễm trùng thường là:

  • Vết bỏng quá sâu: Quá trình va chạm giữa da và ống bô xe máy diễn ra rất nhanh với tốc độ truyền nhiệt mạnh mẽ. Ngay cả khi tách ra khỏi bô xe thì nền nhiệt vẫn tiếp tục duy trì và tổn thương ăn sâu đến lớp biểu bì, hạ bì thậm chí là mô mỡ và mạch máu. Từ đó lây lan nguy cơ viêm nhiễm, sung đau.
Vết bỏng quá sâu tổn thưởng đến lớp biểu bì, hạ bì
Vết bỏng quá sâu tổn thưởng đến lớp biểu bì, hạ bì
  • Sơ cứu không đúng cách: Kỹ thuật, thời điểm sơ cứu không kịp thời, sai cách làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm trên da. Nhiều người có thói quen chườm đá, bôi kem đánh răng, mật ong trực tiếp lên vết bỏng khiến tế bào bị tổn thương, tạo điều kiện vi sinh vật tấn công.
  • Chăm sóc/chế độ ăn uống không khoa học: Vết thương rất dễ bị viêm nhiễm nhất là bỏng từ cấp độ 2 trở lên. Bôi thoa không đúng thời điểm, sử dụng sai thuốc, ăn các loại thức phẩm có khả năng kích viêm cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Chế độ chăm sóc và ăn uống không khoa học gây viêm nhiễm
Chế độ chăm sóc và ăn uống không khoa học gây viêm nhiễm

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, từ cấp độ 2 trở nên hãy chắc chắn có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Mọi phương pháp bôi thoa, điều trị đều cần lưu ý thực hiện đúng cách, khoa học và đảm bảo an toàn.

7 dấu hiệu cho thấy vết bỏng bô xe máy đang bị nhiễm trùng

Trường hợp bỏng bô nặng, gây mất da, tổn thương sâu cần có sự theo dõi, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Khi vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, cần nhanh chóng báo cáo và đưa tới cơ sở y tế để xử lý, dưới đây là 7 dấu hiệu thường gặp nhất khi vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng.

Phát sốt

Sốt cao là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất khi bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng. Khách hàng sẽ có cảm giác sốt, nhiệt bên trong cơ thể không theo chu kỳ, đỉnh điểm có thể lên đến khoảng 38 – 40 độ C. Kèm các biểu hiện như môi khô, lưỡi rát, cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Trường hợp bị nhiễm trùng cấp tình có thể sốt liên tục, người bệnh ngủ li bì, khó thở.

Vết bỏng bị sưng tấy

Thông thường, những vết bỏng bô dù nhẹ hay nặng đều có triệu chứng ửng đỏ và da căng ra ở 1 – 3 ngày đầu. Tuy nhiên nếu hiện tượng sưng đỏ kèm đau rát kéo dài thêm 5 – 7 ngày và càng ngày càng nặng hơn thì rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng. Vết bỏng sẽ sưng tấy, chảy dịch vàng thì cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Vết thương sưng tấy, chảy dịch, có mùi hôi
Vết thương sưng tấy, chảy dịch, có mùi hôi

Vết bỏng xuất hiện mùi hôi

Mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo vết thương đã bị nhiễm trùng nặng. Chúng sinh ra từ dịch nhầy lắng đọng sau chấn thương cộng với các mô chết và xác của vi sinh vật. Tình trạng này kéo dài do việc sơ cứu và chăm sóc không đúng cách. Cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để bác sĩ xem xét điều trị.

Miệng vết bỏng chảy dịch nhầy bất thường

Dấu hiệu cho thấy bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng là hiện tượng chảy dịch có màu sắc lạ như màu vàng đậm hoặc màu xanh, đôi khi có lẫn máu tươi. Tình trạng này khởi nguồn từ việc các tế bào sâu bên trong da đã bị hoại tử và phần mô bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nổi hạch

Nổi hạch đi kèm sốt cao, vết thương khó chịu, tím tái là triệu chứng cơ thể báo hiệu những phản ứng viêm. Tình trạng này có thể xuất hiện sớm hoặc sau 4 – 5 ngày nhiễm trùng. Kéo theo đó là vết thương sẽ chuyển dần sang màu nâu hoặc màu đen, tại rìa vết bỏng sẽ sưng đau và phù nề.

Những cơn đau kéo dài, liên tục

Thông thường, bỏng bô xe máy chỉ đau đớn nhất trong khoảng vài giờ, sau đó sẽ là những cơn bỏng rát không liên tục. Với những trường hợp mà cơn đau kéo dài, càng ngày càng nặng hơn thị vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng.

Vết thương sưng đau kéo dài, chuyển màu
Vết thương sưng đau kéo dài, chuyển màu

Diện tích tổn thương lan rộng, sưng phù hoặc mưng mủ

Theo cơ chế làm lành của vết thương, thường chỉ mất từ 5 – 7 ngày là vết thương khô miệng là bắt đầu quá trình phục hồi. Tuy nhiên khi vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ ăn sâu hơn vào bên trong, mở rộng diện tích viêm nhiễm và gây ra đau đớn khó chịu.

Cần làm gì khi dấu hiệu nhiễm trùng vết bỏng bô xe máy xuất hiện?

Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bạn sẽ lựa chọn cách xử lý sao cho phù hợp. Theo đó chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng, khách hàng cần thực hiện như sau;

Đối với tình trạng nhiễm trùng nhẹ

Khi vết thương chỉ có những dấu hiệu bong tróc, mưng mủ hay sưng đau bất thường, trong tầm kiểm soát. Khách hàng có thể tiến hành xử lý tại nhà với những biện pháp sau:

Nhanh chóng loại bỏ các mô hoại tử và vệ sinh vết bỏng

Sử dụng nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để rửa sạch bề mặt và vùng da lân cận vết thương ngày 1 – 2 lần. Thao tác thực hiện nhẹ nhàng, lưu ý không chà sát, không dùng khăn có lông tơ như bông gòn để vệ sinh vết bỏng đang chảy dịch. Xối nước sát khuẩn từ trên xuống, hướng từ trong ra ngoài để vết bẩn và vi khuẩn được đào thải dễ dàng.

Trong quá trình vệ sinh có thể dùng nhíp/kéo y tế để loại bỏ các mảng da chết. Dùng băng gạc mỏng để lâu khổ vết thương. Tuyệt đối không sử dụng oxy già,  hay cồn để xịt trực tiếp lên vết bỏng sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Loại bỏ các mô hoại tử và vệ sinh vết bỏng
Loại bỏ các mô hoại tử và vệ sinh vết bỏng

Băng vết thương với màn sinh học/băng gạc chuyên dụng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dung dịch tạo màng sinh học các loại băng gạc chuyên dùng cho vết bỏng. Chúng sẽ giúp cân bằng độ ẩm, giữ cho vết thương không bị khô, bong tróc dễ gây viêm nhiễm. Mỗi ngày bạn có thể xịt từ 4 – 5 lần liên tục để vết bỏng được bảo vệ tốt nhất.

Băng vết thương với màn sinh học
Băng vết thương với màn sinh học

Đối với tình trạng nhiễm trùng nặng

Liên tục xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, vết thương chạy dịch kèm máu tươi, có mùi hôi, tình trạng đau đớn mất kiểm soát. Cần nhanh chóng tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện để bác sĩ tư vấn và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý bôi thoa hay điều trị tại nhà sẽ sinh ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư hóa, nhiễm trùng máu, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng tính mạng.

Cần nhanh chóng tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện khi nhiễm trùng nặng
Cần nhanh chóng tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện khi nhiễm trùng nặng

Làm sao để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng bỏng bô xe máy?

Để hạn chế tình trạng vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng, trong quá trình sơ cứu, chăm sóc và điều trị, khách hàng cần chú ý:

  • Không sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp lên vết bỏng: Sai lầm này là nguyên nhân chính dẫn đến co cơ, co mạch máu, xơ cứng tế bào khiến vết thương bị nhiễm trùng.
  • Không bôi kem đánh răng lên vết bỏng bô: Dù nặng hay nhé, tính kiềm trong kem đánh răng sẽ khiến cho các mô mới bị hoại tử, gây đau rát và mở rộng diện tích tổn thương.
  • Không chữa bỏng theo cách dân gian: Như đắp nghệ tươi, dùng mật ong, trứng gà, hành tây,… chúng chỉ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công tế bào và sinh ra nhiễm trùng.
Sơ cứu vết bỏng đúng cách bằng nước sạch
Sơ cứu vết bỏng đúng cách bằng nước sạch

Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng là tình trạng không hiếm gặp. Phần lớn chúng bị gây ra do việc thiếu kiến thức ở mảng sơ cứu, chăm sóc và điều trị. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi ở trong bài viết hôm nay đã giúp bạn lựa chọn được hướng xử lý phù hợp, an toàn và khoa học nhất.

Xem thêm bài viết liên quan

Cách chữa bỏng bô xe máy bằng nha đam (lô hội) tại nhà

Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Cách để mau lành không sẹo?

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan