Nhiều người khi có vết thương ở giai đoạn vết thương bị nổi bóng nước không biết xử lý đúng cách, dẫn tới vết thương bị viêm loét, kéo dài thời gian phục hồi vết thương hay gây sẹo thâm, sẹo lõm,… Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những lưu ý quan trọng mà bạn cần phải nhớ cũng như cách điều trị, xử lý hiện tượng này một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Vì sao vết thương bị nổi bóng nước?
Hiện tượng nổi bóng nước khi bị bỏng tại vết thương là một phản ứng rất tự nhiên của cơ thể, hiện tượng này thường xuất hiện vì 2 lý do chính sau:
Do ma sát liên tục
Chắc hẳn trong cuộc sống, bạn đã nhiều lần bị nổi bóng nước do ma sát liên tục với đồ vật. Đặc biệt là khi bạn đi những đôi giày quá chật, dễ gây cọ xát với da trong thời gian dài thì rất dễ bị phồng rộp ở chân.
Ngoài ra, nếu bạn mặc quần áo, đồ lót bị ẩm, cộng với việc chảy nhiều mồ hôi cũng sẽ dễ gây bí lỗ chân lông, tạo điều kiện cho bóng nước xuất hiện. Vì thế, vào những ngày nắng nóng, bạn hãy giữ cho cơ thể được khô ráo, thoáng mát nhé.
Do bị bỏng
Khi bị bỏng, chắc chắn hiện tượng nổi bóng nước sẽ xảy ra. Đây là nguyên lý tự nhiên của cơ thể để làm mát vết thương, giúp làm giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy tại vết thương.
Đồng thời, bọng nước này còn có chức năng rất quan trọng khác đó là bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn gây hại từ môi trường. Điều này sẽ giúp quá trình lên da non được ổn định và vết thương mau phục hồi hơn.
Nguyên nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân chính kể trên, vết thương bị nổi bóng nước có thể do một vài nguyên nhân khác như:
- Phát ban do bị thuỷ đậu, zona thần kinh.
- Nổi mụn nước do viêm da dị ứng khi sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, hoặc do côn trùng cắn.
- Vết thương nổi bóng do bệnh tổ đỉa.
Vết thương bị nổi bóng nước có để lại sẹo không?
Việc hình thành sẹo khi bị vết thương nổi bóng nước là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là với những vết thương nặng do bỏng, hoặc số lượng nhiều khi bị phát ban, bệnh tổ đỉa,… Nếu bạn không biết điều trị, khắc phục kịp thời, đúng cách trong giai đoạn vết thương bị nổi bóng nước thì sẽ rất dễ bị các vết sẹo như sẹo phì đại, sẹo co kéo, sẹo lồi.
Xem thêm bài viết liên quan
Những điều không nên làm khi vết thương bị nổi bóng nước
Để tránh làm ảnh hưởng tới quá trình phục hồi vết thương và gia tăng tỷ lệ bị sẹo, bạn tuyệt đối không nên làm những điều sau khi vết thương nổi bóng nước:
Không tự ý chọc vỡ bóng nước
Như đã đề cập ở trên, bóng nước sẽ giúp làm mát vết thương, giảm thiểu tình trạng đau rát, ngứa ngáy và bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây hại, khiến vết thương bị viêm nhiễm. Vì thế, bạn tuyệt đối không tự ý chọc, cạy vỡ bóng nước ra để tránh gây tổn hại tới vết thương nhé.
Không dùng dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương
Tình trạng da khi nổi bóng nước rất yếu và nhạy cảm. Nếu bạn sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn mạnh như cồn, oxy già,… để rửa vết thương thì sẽ rất dễ gây bào mòn da, kích ứng da, khiến bạn cảm thấy đau nhức, đau rát, ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Hơn nữa, sử dụng các loại dung dịch này cũng sẽ làm quá trình phục hồi vết thương khi bị bóng nước lâu hơn.
Không chườm đá lên vết thương
Có rất nhiều người mắc sai lầm nghiêm trọng khi chườm đá lên vết thương vì nghĩ rằng sẽ làm giảm đau nhức, hỗ trợ chữa lành vết thương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì nếu bạn chườm đá trực tiếp như vậy sẽ còn khiến vết thương bị bỏng lạnh và cấu trúc da bên trong bị phá vỡ, làm vết thương khó lành và rất dễ gây sẹo.
Không đắp thuốc, các loại nguyên liệu tự nhiên lên vết thương
Trong thời gian da nhạy cảm như khi bị bóng nước, bạn tuyệt đối không đắp thuốc hoặc sử dụng bất kỳ loại nguyên liệu tự nhiên nào để điều trị. Điều này sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, như cơ teo cứng khớp, chảy máu, viêm loét vết thương, nặng hơn là hoại tử.
Cách xử lý vết thương bị nổi bóng nước hiệu quả
Bên cạnh những điều kiêng kỵ kể trên, khi vết thương bị nổi bóng nước, bạn hãy xử lý theo những cách sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc điều trị:
Giữ cho bóng nước càng lâu càng tốt
Chức năng của bóng nước là rất quan trọng trong việc bảo vệ da trong quá trình lên da non, phục hồi vết thương. Do đó, bạn hãy cố gắng giữ cho bóng nước duy trì càng lâu càng tốt bằng việc giữ cho vết thương được khô ráo, thoáng mát và tránh ma sát, va đập mạnh.
Vệ sinh vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý
Thay vì sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn, bạn chỉ cần vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý Natri 90% là vết thương đã có thể được làm sạch, loại bỏ vi khuẩn một cách hiệu quả và an toàn. Khi vệ sinh, bạn lưu ý dùng các loại bông, gạc mềm để lau nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước nhé.
Đắp bông gạc lạnh để vết thương mau lành
Khi vết thương nổi bóng nước, bạn hãy đắp bông gạc lạnh lên để làm dịu vết thương, hỗ trợ giảm sưng tấy và ngứa ngáy. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, cũng như hạn chế được sự tiếp xúc của vết thương với vi khuẩn, virus gây hại từ môi trường.
Như vậy, mọi vấn đề liên quan tới hiện tượng vết thương bị nổi bóng nước đã được giải đáp qua bài viết trên. Trong trường hợp nếu vết thương nổi bóng nước quá to, hãy tới ngay các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp khắc phục, điều trị phù hợp, an toàn nhất.
Bình luận