Các loại thực phẩm sẽ tác động trực tiếp đến quá trình phục hồi của các vết thương trên cơ thể. Chính vì vậy mà sẽ có những thực phẩm bạn nên và không nên ăn khi chẳng may bị thương. Một trong những câu hỏi phổ biến thường gặp là khi bị vết thương ăn hải sản được không? Trong khi một số người cho rằng không có vấn đề gì, một số khác lại cảm thấy lo ngại. Vậy, thực sự có nên tiếp tục ăn hải sản khi có vết thương hay không? Hãy cùng tìm hiểu về điều này.

Bị vết thương ăn hải sản được không?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi có vết thương không nên ăn các loại hải sản. Lý do chính là hải sản có tính tanh có thể gây ngứa ngáy và làm chậm quá trình lành da, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Vết thương cần môi trường khô ráo, thoáng mát để mau lành, nhưng việc ăn hải sản có thể làm da tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Một số người có cơ địa dị ứng với hải sản, và việc ăn chúng khi có vết thương có thể gây ra các biểu hiện như nổi mẩn, ngứa ngáy, sưng tấy, ảnh hưởng đến quá trình lành da và sức khỏe tổng thể.
Hơn nữa, hải sản chứa histamin, một chất có thể làm giảm chức năng hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch yếu, cơ thể dễ bị nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, giống như thịt bò và rau muống, hải sản có khả năng thúc đẩy sản xuất collagen quá mức, dẫn đến việc hình thành sẹo lồi.

Xem thêm bài viết liên quan: Ăn hải sản có bị sẹo lồi không?
Khi có vết thương nên kiêng hải sản trong bao lâu?
Theo các khuyến cáo y tế, thời gian kiêng hải sản khi có vết thương hở nên là ít nhất 1 tháng đầu tiên. Sau 1 tháng, nếu vết thương đã lành hoàn toàn và không còn dấu hiệu viêm nhiễm, bạn có thể bắt đầu ăn hải sản trở lại. Tuy nhiên, thời gian kiêng khem cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố sau:
Loại vết thương:
- Vết thương phẫu thuật: Nên kiêng hải sản lâu hơn so với các vết thương thông thường khác vì có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Vết thương do tai nạn: Thời gian kiêng khem có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Cơ địa mỗi người:
- Người có cơ địa dị ứng với hải sản nên kiêng khem lâu hơn.
- Người có sức khỏe tốt, vết thương lành nhanh có thể rút ngắn thời gian kiêng khem.
Quá trình lành da:
- Nếu vết thương có dấu hiệu sưng tấy, chảy mủ, ngứa ngáy,… cần tiếp tục kiêng hải sản cho đến khi các triệu chứng này được cải thiện.

Những thực phẩm cần kiêng khác khi có vết thương
Nếu bạn thắc mắc bị vết thương ăn hải sản được không thì cũng sẽ băn khoăn liệu ngoài thực phẩm này thì chúng ta còn phải kiêng cữ gì nữa? Thực tế, không chỉ có hải sản là thực phẩm mà bạn cần kiêng đâu nhé! Một số thực phẩm dưới đây cũng nằm trong danh sách hàng đầu mà bạn cần kiêng nếu bị vết thương trên cơ thể:
- Rau muống: loại rau xanh quen thuộc này giàu sắt nhưng lại làm kích thích sản sinh collagen quá mức nên rất dễ khiến vết thương hở tạo ra sẹo lồi khi lành lại nên tuyệt đối cần kiêng thực phẩm này.
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt trâu…: các loại thịt này dễ khiến vết thương bị thâm, da sẫm màu khi lành lại rất mất thẩm mỹ.
- Thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt…: dễ gây kích ứng, ngứa ngáy… khiến cho vết thương hở lâu lành.

- Các món ăn được chế biến từ gạo nếp: trong nếp có chất keo và tính nóng dễ khiến vết thương hở bị mưng mủ, nhiễm trùng, lâu lành.
- Thức uống chứa cồn như rượu bia, nước trái cây lên men: vì dễ làm suy giảm miễn dịch làm vết thương chậm lành.
- Các chất kích thích như cà phê, thuốc lá cũng nên kiêng cữ vì nó cũng chỉ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo dài thêm thời gian vết thương lành lại mà thôi.
- Trứng: Trứng có thể làm chậm quá trình lành vết thương và gây sẹo thâm. Đồng thời, chúng cũng kích thích tăng sinh collagen, gây sẹo lồi.
- Thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ: dễ gây kích ứng lên vết thương hở, cũng ảnh hưởng đến thời gian vết thương hồi phục.
- Nước ngọt có ga hay bánh kẹo cũng cần kiêng cữ khi bị vết thương hở vì nó chứa nhiều hóa chất.
- Các thực phẩm giàu chất béo: Khi bị thương, hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là thức ăn nhanh, để tránh làm đau thêm và làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
- Thực phẩm chứa nhiều axit: Tránh tiêu thụ rau củ ngâm chua, kim chi Hàn Quốc và các loại rau củ lên men khi bị thương. Chúng có thể cản trở quá trình tái tạo tế bào, làm kéo dài thời gian lành sẹo.

Ngoài các thực phẩm cần kiêng kể trên, bạn cũng cần tránh để nước dính vào vết thương trong những ngày đầu khi bị vết thương vì nó cũng khiến vết thương khó khô và lành lại được. Bên cạnh đó, cần tránh chạm tay vào vết thương hở vì vi khuẩn từ tay có thể lây lan sang vết thương khiến cho nó dễ bị nhiễm trùng, sưng viêm. Để vết thương nhanh lành, bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế: vệ sinh vết thương hàng ngày, bổ sung nước và vitamin C, không gãi hay tác động tiêu cực lên vết thương.
Các vết thương sau phẫu thuật cũng dễ bị bung chỉ, chảy nhiều máu lâu lành khi bạn vận động mạnh trong thời gian chờ hồi phục vì vậy bạn cũng cần hết sức chú ý trong vấn đề này. Để vết thương mau lành bạn cũng cần tránh để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng thay vào đó hãy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ nhé!

Với những chia sẻ thẩm mỹ trị sẹo trên đây, hi vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc khi bị vết thương ăn hải sản được không. Để đảm bảo quá trình phục hồi của vết thương diễn ra nhanh chóng bạn cần có chế độ ăn lành mạnh và hợp lý. Hãy theo dõi tình trạng vết thương để kịp thời can thiệp khi có dấu hiệu sưng tấy, chảy máu nhiều,…Để chắc chắn các vết thương không để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia thẩm mỹ uy tín nhé.
Bình luận