banner

Bật mí những loại thực phẩm mau lành vết thương nên dùng


Ngoài chế độ chăm và vệ sinh đúng cách, chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng có thể quyết định quá trình hồi phục vết thương. Vì lẽ đó, để đảm bảo quá trình tái tạo tế bào diễn ra nhanh chóng và hồi phục hoàn toàn, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm mau lành vết thương. Đó là những loại thực phẩm nào? Tất cả sẽ được thamytriseo.com bật mí ở bài viết dưới đây.

Cần tăng cường bổ sung những thực phẩm mau lành vết thương
Cần tăng cường bổ sung những thực phẩm mau lành vết thương

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với vết thương

Theo các chuyên gia – bác sĩ, chữa lành vết thương là quá trình thay thế tế bào mô đã tổn thương bằng các tế bào mô mới. Quá trình này đòi hỏi cơ thể tập trung phần lớn lượng protein và nhiều dưỡng chất khác đến tăng sinh collagen tái tạo tế bào mới.

Nếu không cung cấp thêm dưỡng chất vào giai đoạn này, hàm lượng protein cho cơ thể hoạt động sẽ bị dồn về vết thương. Điều này, khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng phục vụ cho hoạt động hằng. Dẫn đến buộc cơ thể trích lượng mỡ thừa dưới da để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên, đối với một số người không có hàm lượng mỡ dưới da sẽ dẫn đến cơ thể chuyển hoá trực tiếp lượng nạc trong cơ thể dẫn đến sụt cân ở người bệnh. Nếu vết thương vẫn chưa lành nhưng lượng dưỡng chất đã đến giới hạn sẽ khiến quá trình hồi phục tạm thời ngừng lại.

Vi những nguyên nhân trên mà việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn hồi phục vết thương là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung thực phẩm mau lành vết thương tránh các thực phẩm tối kỵ gây kích ứng khiến vết thương lâu hồi phục. Vậy bị vết thương nên ăn gì cho mau lành?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lành vết thương
Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lành vết thương

Ăn gì cho vết thương nhanh lành

Cung cấp dưỡng chất trong giai đoạn hồi phục vết thương là điều vô cùng cần thiết. Vậy những món ăn giúp mau lành vết thương gồm những nhóm chất nào?

Những thực phẩm giàu protein

Protein hay đạm là dưỡng chất thiết yếu nhất trong việc tái tạo và thay thế tế bào mô tổn thương. Ngoài lượng protein cung cấp năng lượng cho hoạt động hằng ngày, trong giai đoạn tăng sinh hồi phục vết thương cần tăng cường bổ sung thêm một lượng protein dồi dào khác để phục vụ hoạt động tăng sinh collagen lấp đầy vết thương hở.

Tuy nhiên, chỉ nên cung cấp một lượng đạm vừa đủ từ những món ăn giúp mau lành vết thương như thịt đỏ, trứng, cá, gan, sữa, đậu, ngũ cốc,…tránh cung cấp lượng dư thừa có thể gây tăng sinh collagen quá mức dẫn đến hình thành sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Protein là thực phẩm có lợi cho quá trình tăng sinh collagen
Protein là thực phẩm có lợi cho quá trình tăng sinh collagen

Vitamin A

Vitamin A là một trong những dưỡng chất cần có trong những thực phẩm mau lành vết thương. Bởi vì, vitamin A có tác dụng quan trọng của trong việc tăng cường phản ứng viêm tại vết thương để kích thích cơ thể sản sinh và tổng hợp collagen đến vùng da bị tổn thương. Nồng độ quá thấp có thể khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và kéo dài thời gian hồi phục vết thương.

Có thể bổ sung vitamin A qua các thực phẩm như phô mai, sữa, cá, trứng, rau đậm màu xanh, cam, trái cây màu đỏ,…Ngoài ra, theo một số khuyến cáo không nên bổ sung vitamin A quá nhiều vì có nguy cơ gây độc ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Vitamin E

Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa mạnh có tác dụng giảm viêm tại vết thương hở và hỗ trợ quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng. cùng với đó không thể không kể đến công dụng của vitamin E trong việc ngăn ngừa hình thành sẹo sau khi hồi phục.

Tăng cường bổ sung vitamin E cần thiết cho cơ thể qua những món ăn giúp mau lành vết thương như hạnh nhân, hạt hướng dương, các loại dầu thực vật, rau bina,…Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng nuôi dưỡng làn da trắng sáng, mịn màn và hạn chế các hắc tố gây thâm sạm.

 Cung cấp vitamin E cho cơ thể thông qua các sản phẩm giàu vitamin E
Cung cấp vitamin E cho cơ thể thông qua các sản phẩm giàu vitamin E

Vitamin C

Vitamin C có đóng góp quan trọng trong quá trình liên kết các mô da và hình thành mạch máu mới. Theo các nghiên cứu, vitamin C có khả năng kháng khuẩn giúp vết thương không bị các vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài gây nên các kích ứng khiến vết thương lâu lành. Do đó, sẽ là thiếu sót nếu các thực phẩm mau lành vết thương không có vitamin C.

Vitamin C hầu hết đều được tìm thấy trong các loại rau củ, trái cây như cam, bưởi, quý, các loại rau,…Ngoài ra, vitamin C có thể giúp cơ thể cải thiện đem lại làn da trắng sáng và ngăn chặn sự tác động của ánh sáng mặt trời khiến da bị sạm màu.

Các thực phẩm chứa nhiều kẽm

Nguyên tố vi lượng Kẽm là một trong những dưỡng chất cần thiết trong quá trình hồi phục vết thương. Ngoài protein, kẽm cũng đóng vai trọ vô quan trọng trong quá trình kích thích cơ thể sản sinh collagen thay thế và làm các tế bào mô bị tổn thương.

Theo các chuyên gia bác sĩ, kẽm chỉ có một lượng nhỏ bên trong cơ thể do đó cần tăng cường bổ sung bằng một số thực phẩm chứa kẽm như thịt đỏ, cá, thịt heo, trứng, sữa và các thực phẩm từ sữa,….

Bổ sung kẽm để hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào hiệu quả
Bổ sung kẽm để hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào hiệu quả

Tăng cường bổ sung sắt

Thực phẩm mau lành vết thương ngoài chứa những dưỡng chất thiết yếu trên thì sắt cũng là một dưỡng chất quan trọng. Sắt có tác dụng cung cấp oxy cho vết thương, hỗ trợ vết thương nhanh hồi phục. Có thể bổ sung sắt từ những món ăn giúp mau lành vết thương như cá, trứng, thịt đỏ, trái cây khô, bánh mì,…

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, thiếu sắt có thể khiến cơ thể bị suy giảm chức năng tăng sinh collagen dẫn đến dễ hình thành sẹo lõm gây mất thẩm mỹ.

Chất béo

Chất béo cũng là một dưỡng chất cần có trong các thực phẩm mau lành vết thương. Bởi vì, quá trình hồi phục vết thương sẽ tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất để tập trung tái tạo và chữa lành. Cung cấp chất béo sẽ giúp cơ thể hạn chế sử dụng protein để tạo năng lượng dẫn đến không đủ lượng đạm để tăng sinh collagen khiến vết thương lâu phục hồi.

Một số thực phẩm chứa chất béo tốt cho cơ thể như thịt, các sản phẩm từ kem, phô mai, sữa chua, dầu, bơ,…Đồng thời, cung cấp chất béo cũng giúp cơ thể duy trì cân nặng trong quá trình lành vết thương tránh gây suy nhược khiến vết thương lâu lành.

Chất béo giúp cơ thể không lạm dụng chuyển hoá protein thành năng lượng
Chất béo giúp cơ thể không lạm dụng chuyển hoá protein thành năng lượng

Ngoài những thực phẩm đã được kể trên khi trả lời cho câu hỏi bị vết thương nên ăn gì cho mau lành thì việc uống đủ nước cũng rất quan trọng. Mặc dù không có dưỡng chất bên trong, nhưng nước có thể gia tăng lưu thông máu đến vết thương và giúp chữa lành hiệu quả.

Thực phẩm tối kỵ khi có vết thương hở

Không những phải bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương hở mà còn phải kiêng cữ một số thực phẩm có thể gây nên các hiện tượng kích ứng khiến vết thương lâu lành.

Hải sản

Những thực phẩm như tôm, cua, mực,…có đặc tính hàn sẽ gây nên kích ứng khiến vết thương bị sưng đỏ, đau nhức, lở loét,…Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều hải sản trong quá trình hồi phục vết thương có thể hình thành sẹo lồi, sẹo phì đại mất thẩm mỹ. Do đó nên kiêng hải sản từ 1-2 tháng khi vết thương đã hoàn toàn hồi phục.

Nếp và thực phẩm từ nếp

Đặc tính nóng của nếp có thể khiến vết thương bị sưng đỏ, lở loét, mưng mủ và kéo dài thời gian hồi phục của vết thương. Điều này có thể khiến người bệnh khó chịu bởi sự đau nhức dai dẳng. Vì lẽ đó, khi có vết thương hở nên kiêng nếp ít nhất 1 tháng khi vết thương đã khép miêng.

Tránh ăn xôi và các loại thực phẩm từ nếp
Tránh ăn xôi và các loại thực phẩm từ nếp

Rau muống

Thành phần của rau muống có thể khiến các vết thương hở hình thành sẹo lồi sau khi hồi phục. Bởi vì lượng protein dồi dào của rau muống sẽ khiến quá trình tăng sinh collagen diễn ra mạnh dù vết thương đã khép miệng và bằng phẳng với bề mặt xung quanh.

Thịt gà

Thực phẩm tối kỵ đối với các vết thương hở không thể không kể đến thịt gà. Tương tự nếp, thịt gà cũng có tính đặc tính nóng có thể khiến vết thương bị viêm nhiễm, sưng đỏ, đau nhức, mưng mủ,… Nhằm đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra như mong đợi thì nên kiêng gà ít nhất 1 tháng.

Thịt bò

Không gây kích ứng như những thực phẩm trên nhưng thịt bò vẫn là thực phẩm cần kiêng kị khi có vết thương hở. Bởi vì, thành phần của thịt bò khi hấp thụ vào cơ thể sẽ hình thành các sắc tố melanin đậm màu. Điều này dẫn đến vết thương bị sẹo thâm mất thẩm mỹ khi sau khi hồi phục.

Thịt bò có thể gây nên sẹo thâm tại vùng da bị thương
Thịt bò có thể gây nên sẹo thâm tại vùng da bị thương

Ngoài những thực phẩm trên, thì vẫn còn một số thực phẩm khác có thể ảnh hưởng quá trình hồi phục. Tuy nhiên, hầu hết đều có ảnh hưởng rất ít gần như không gây bất lợi cho vết thương. Do đó, để đem lại kết quả hồi phục như mong đợi có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về nhưng thực phẩm cần kiêng cùng với những thực phẩm mau lành vết thương.

Hướng dẫn chăm sóc đúng cách giúp vết thương nhanh lành

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hồi phục vết thương. Tuy nhiên chế độ chăm sóc cũng không kém phần quan trọng. Cả hai chế độ này đều có đóng góp quan trọng giúp vết thương mau lành.

Cần chăm sóc vết thương đúng cách để thúc đẩy vết thương nhanh lành
Cần chăm sóc vết thương đúng cách để thúc đẩy vết thương nhanh lành

Nhằm đảm bảo vết thương được chăm sóc đúng cách và có thể nhanh chóng phục hồi thì có thể tham khảo hướng dẫn chăm sóc như sau:

  • Vệ sinh vết thương 2 lần/ ngày với nước muối sinh lý nhằm ngăn chặn sự tích tụ và xâm nhập của vi khuẩn gây hại vết thương.
  • Uống đủ nước từ 1,5 lít đến 2 lít để thanh lọc cơ thể giúp máu tuần hoàn tốt và cung cấp độ ẩm cho da.
  • Không chạm tay hay tác động mạnh, hạn chế ma sát vết thương với quần áo để tránh không gây cản trở quá trình tái tạo tế bào diễn ra.
  • Không sử dụng các loại hóa chất tại vùng da bị tổn thương để tránh một số chất hoá học có thể gây bào mòn khiến vết thương càng nghiêm trọng.
  • Lưu ý giữ vết thương khô ráo và không thấm nước để đảm bảo không tạo điều kiện ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.
  • Uống thuốc kháng sinh, kháng viêm đầy đủ nếu có và tuân thủ tái khám đúng lịch hẹn nhằm ngăn chặn kịp thời các biến chứng xảy ra.

Ngoài những thực phẩm mau lành vết thương như bài viết trên đã cung cấp thì vẫn tồn tại các thực phẩm có thể gây bất lợi cho quá trình hồi phục vết thương. Vì vậy, bạn cần lưu ý cần thận trong chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc đúng cách nhằm giúp vết thương nhanh chóng phục hồi.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan