Phun môi bị sẹo tuy là tình trạng khá phổ biến nhưng khiến người gặp phải vô cùng lo lắng. Trước những băn khoăn đó, chuyên gia sẽ hướng dẫn cụ thể trong bài viết hôm nay để chúng ta biết cách xử lý, cũng như biết rằng khi phun môi bị sẹo phải làm sao nhé!
Nguyên nhân phun môi bị sẹo
Để trả lời được cho câu hỏi phun môi bị sẹo phải làm sao, bạn cần xác định được đâu là nguyên nhân chính xác khiến những vết sẹo này hình thành. Chúng có thể đến từ tay nghề phun xăm, chất lượng mực hoặc do chính cơ địa của khách hàng. Chi tiết sẽ được chuyên gia lưu ý dưới đây:
- Tay nghề chuyên gia và chất lượng mực xăm: Một số cơ sở thẩm mỹ thuê những thơ xăm không có kinh nghiệm, khi thực hiện cho bạn họ không đảm bảo được độ sâu và cũng như kỹ thuật phun làm môi bị tổn thương. Nếu may mắn chúng sẽ tự phục hồi sau một thời gian, nhưng hầu hết sẽ chuyển thành sưng viêm sau đó để lại sẹo lồi.
Mực dùng trong phun xăm không đảm bảo cũng làm gây ra hiện tượng kích ứng, viêm nhiễm. Trường hợp môi bị sưng phù, nổi mụn nước, chảy máu đều sẽ tìm ẩn nguy cơ gây sẹo.
- Chế độ chăm sóc không đúng cách làm vi khuẩn tấn công: Nhiều khách hàng rất chủ quan trinh việc chăm sóc môi sau phun xăm thẩm mỹ. Điều này khiến các loại virus gây bệnh như Herpes, mụn nhọt tấn công và gây ra viêm môi. Một số khác tiếp xúc với nước và mỹ phẩm, son môi quá sớm cũng làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài nếu không được điều trị sớm thì khả năng bị sẹo là rất cao.
- Do tai nạn, tác động vật lý:Sau phun môi bạn bị tai nạn hay do vật gì đó tác động vào môi, khi môi lên mài bạn cào gãi hoặc lau chùi quá mạnh cũng làm môi bị viêm nhiễm và để lại sẹo.
Xem thêm bài viết: Sẹo trắng ở môi, cách khắc phục sẹo trắng
Phun môi bị sẹo phải làm sao ?
Chuyên gia cho lời khuyên, nếu chẳng may phun môi bị sẹo bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị theo từng giai đoạn của sẹo. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Chớm hình thành sẹo
Lúc này, sẹo chỉ vừa có các dấu hiệu của việc hình thành. Vùng sẹo đang khá mỏng và mờ, do đó có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn để xử lý tình trạng sẹo.
Một trong những thành phần được nhắc đến nhiều nhất trong việc giải quyết sẹo chính là Curcumin có trong Nghệ tươi. Với công dụng đã được công nhận trong việc hỗ trợ lành sẹo, tái tạo da, nghệ tươi có thể được dùng trực tiếp hoặc điều chế thành các thuốc trị sẹo chuyên dụng. Đây cũng là phương pháp hiệu quả được áp dụng với tình trạng phun môi bị sẹo.
Bạn có thể dùng nước nghệ được xay/ép trực tiếp, thấm vào khăn nhỏ hoặc tăm bông và chấm lên toàn bộ vùng sẹo. Để tối thiểu 15 phút hoặc đến khi nước khô hẳn thì lau nhẹ bằng nước ấm. Lặp lại phương pháp này cứ cách mỗi 2 đến 3 tiếng trong ngày để vết sẹo mau lành nhé.
Nguyên liệu tiếp theo là rau má. Với tác dụng làm dịu và thanh lọc cơ thể, rau má còn có hiệu quả rất tốt trong việc ức chế sản sinh collagen quá mức. Đây cũng là nguyên nhân khiến các mô sẹo lồi hình thành trên da.
Sử dụng rất dễ dàng bằng cách ép rau má với nước theo tỉ lệ 2:1, kèm 1 chút muối tinh luyện. Xay nhuyễn hỗn hợp và đắp cả bã rau má lên vết thương ở môi cần xử lý. Sau khoảng 15 phút để hỗn hợp dần khô lại thì có thể rửa sạch với nước.
Bên cạnh rau má, nha đam là một thành phần không thể thiếu khi trả lời câu hỏi tình trạng phun môi bị sẹo phải làm sao. Là nguyên liệu phổ biến trong việc thúc đẩy lành thương, hạn chế bị sẹo. Không những vậy, nha đam còn giúp làn da cấp ẩm, duy trì độ ẩm cần thiết.
Với nguyên liệu này, bạn chỉ cần làm sạch nha đam với nước sạch và một ít muối. Sau đó gọt bỏ phần vỏ đi, lấy phần gel nha đam nhờn và trong đắp lên phần vết thương, để tầm 15 phút và rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày đắp từ 1 đến 2 lần để nhanh cảm nhận được hiệu quả nhé.
Giai đoạn 2: Sẹo đã hình thành nhân non
Ở giai đoạn này, sẹo đã phát triển rõ hơn. Các phương pháp tự nhiên sẽ rất khó để đủ tác dụng sâu vào vết thương và cải thiện sẹo. Lúc này, cần sử dụng các hoạt chất chuyên dụng theo lời khuyên của bác sĩ để cải thiện tình trạng này. Các loại thuốc chuyên dụng có thể được sử dụng để bôi thoa ở ngoài và kết hợp thuốc uống để cải thiện từ bên trong.
Để chọn được loại thuốc phù hợp với cơ địa và tình trạng sẹo, bạn nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ thẩm mỹ để có lời khuyên chính xác nhất nhé. Đừng quên sử dụng thuốc đều đặn và đúng với liều lượng chỉ định để đạt được kết quả nhanh nhất.
Giai đoạn 3: Nhân sẹo bị chai cứng hơn
Ở giai đoạn này, sẹo đã khá lớn, nhân sẹo cứng hơn đòi hỏi những thủ thuật điều trị xâm lấn để tiêu diệt triệt để gốc sẹo. Nguyên nhân sẹo ở giai đoạn này hoặc là chữa trị không kịp thời hoặc do khách hàng sử dụng sai phương pháp điều trị từ ban đầu khiến cho nhân sẹo bị chai. Đây cũng là một phần nguyên do khiến nhân sẹo trở nên xơ cứng.
Đối với giai đoạn này, các phương pháp laser kết hợp với phương pháp bóc tách sẹo có thể được áp dụng để loại bỏ phần sẹo lồi, cải thiện phần đáy sẹo. Bên cạnh đó kết hợp bôi thoa để vùng môi đang gặp tình trạng phun môi bị sẹo có thể dần được cải thiện. Để đạt được kết quả tối ưu, bạn nên lựa chọn các trung tâm thẩm mỹ uy tín nhé.
Xem thêm bài viết liên quan
- Phun môi xong bị nứt chảy máu do đâu? Cách khắc phục là gì?
- Phun môi xong uống thuốc gì để môi hết sưng, lên màu đẹp?
Cơ địa sẹo lồi có xăm môi được không
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, những người có cơ địa sẹo lồi luôn được khuyến cáo không nên xăm môi. Bởi tỷ lệ phun môi bị sẹo sẽ cao hơn rất nhiều so với bình thường và chỉ cần một vết thương, một sai lệch nhỏ thôi cũng sẽ có thể gây ra sẹo lồi, làm ảnh hưởng tới hiệu quả thẩm mỹ.
Dù bạn có thực hiện tại các địa chỉ nổi tiếng, chất lượng thì cũng sẽ không thể đảm bảo 100% sẽ không xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện. Hơn nữa, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều nếu bạn xăm môi tại các cơ sở kém chất lượng.
Hơn nữa, môi lại là một vùng da rất mỏng và nhạy cảm nên việc bị thương, đau nhức cũng sẽ dễ hơn so với các vùng da khác trên cơ thể. Do đó, trong quá trình thăm khám, bạn cần chia sẻ thẳng thắn với bác sĩ về tình trạng cơ địa của mình để được tư vấn xem có nên xăm môi được hay không nhé.
Sẹo lồi ở môi chữa như thế nào?
Việc điều trị sẹo lồi ở môi như thế nào còn phải phụ thuộc vào giai đoạn của sẹo. Có thể tự điều trị tại nhà nhưng bác sĩ vẫn ưu tiên khách hàng lựa chọn công nghệ điều trị sẹo chất lượng cao. Cụ thể như sau:
- Kem trị sẹo: Với chủ yếu là các thành phần kháng khuẩn sẽ hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm, ức chế quá trình hình thành collagen quá mức, hỗ trợ làm mềm mô sẹo, cung cấp độ ẩm và làm mịn màng, đều màu da.
- Các loại tinh dầu: Thường ưu tiên chọn tinh dầu mù u hoặc tinh dầu oải hương. Công dụng của chúng là loại bỏ tình trạng thâm sạm, loại bỏ mô sẹo và cung cấp độ ẩm cho da. Một số chất chống oxy hóa còn giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Laser thẩm mỹ: Đây là một trong những cách điều trị sẹo hiệu quả nhất được bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Với những bước sóng phù hợp, laser đi sâu vào mô sẹo, phá vỡ kết cấu và ngăn ngừa nguy cơ tái hình thành. Ngoài ra laser còn có công dụng làm trẻ hóa da, xóa bỏ thâm và kháng khuẩn hiệu quả.
- Phẫu thuật sẹo: Dùng cho những trường hợp sẹo nghiêm trọng, có diện tích lớn và không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn mô sẹo. Nhưng đòi hỏi phải được thực hiện ở những cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng và có trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại.
Chú ý xử lý dấu hiệu bất thường sau khi phun môi
Việc chú ý dấu hiệu bất thường sau khi phun môi vô cùng quan trọng để hạn chế tình trạng phun môi bị sẹo. Có thể kể đến thời gian sưng môi lâu hơn bình thường. Thông thường sau khi phun môi tối thiểu 3 ngày đã hết sưng. Nếu quan sát thời gian thấy lâu hơn bình thường, bạn nên liên hệ bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn và đánh giá chi tiết hơn nhé.
Lưu ý sau khi chữa sẹo lồi ở môi
Nếu bạn lựa chọn điều trị sẹo lồi ở môi bằng các phương pháp thẩm mỹ công nghệ cao như laser, phẫu thuật,… thì cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây sau khi điều trị để giúp hiệu quả đạt được cao nhất:
- Không để vết sẹo tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc ánh nắng mặt trời trong thời gian quá dài.
- Không chạm, sờ vào vết sẹo để tránh làm vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
- Không ăn các loại thực phẩm nhạy cảm, dễ gây dị ứng, kích ứng như hải sản, đồ cay nóng, đồ nếp,…
- Không ăn thịt bò, rau muống vì sẽ có thể gây tái phát sẹo và làm giảm hiệu quả điều trị sẹo.
- Vệ sinh vết thương 2 lần mỗi ngày bằng nước muối 90* để loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại, giúp vết thương mau lành hơn.
- Bổ sung mỗi ngày các loại trái cây giàu vitamin C, E như dâu tây, việt quất, cam, quýt, bưởi,…
- Bổ sung thêm các loại rau, củ, thực phẩm giàu protein như rau cải, thịt lợn, phô mai, hạt điều, hạnh nhân,…
- Uống đủ nước để tăng cường khả năng trao đổi chất trong cơ thể, giúp vết sẹo nhanh mờ và môi đẹp hơn.
Bài viết đã chia sẻ cách xử lý phun môi bị sẹo phải làm sao để chúng ta có thể bình tĩnh và xử lý. Với các cơ địa nhạy cảm hoặc cảm thấy đau rát bất thường, bạn nên liên hệ cơ sở thẩm mỹ uy tín để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm, tránh hậu quả không hay cho đôi môi và sức khoẻ nhé.
Bình luận