Cơ thể bị tổn thương bởi tác động bên ngoài sẽ xuất hiện các vết thương hở gây đau nhức, khó chịu và nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, trong thời gian lành vết thương bạn cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và chú ý chăm sóc trong từng giai đoạn để đảm bảo quá trình lành vết thương hở diễn ra nhanh chóng và không gây nên các biến chứng không mong muốn. Cùng thẩm mỹ trị sẹo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quá trình hồi phục vết thương hở gồm những giai đoạn nào?
Theo cơ chế tự nhiên bên trong cơ thể, khi xuất hiện vết thương trên da sẽ kích hoạt một số quá trình tương tác giữa các tế bào để tái tạo và phục hồi vết thương. Cụ thể quá trình lành vết thương diễn ra 3 giai đoạn như sau.
Giai đoạn cầm máu và tiêu viêm vết thương
Ngay khi vết thương xuất hiện trên da, giai đoạn cầm máu sẽ bắt đầu hoạt động với cơ chế chuyển máu từ dạng lỏng thành dạng rắn. Cơ trơn thành mạch sẽ kích hoạt chế độ co lại để hạn chế máu chảy ra bên ngoài. Tiếp đến, các tiểu cầu bên trong máu sẽ bắt đầu kết dính với nhau tạo thành nút tiểu cầu khiến máu bị đông lại.
Sau khi cầm máu, vết thương có thể sẽ bị viêm từ 3-5 ngày do tế bài bạch cầu tiết tế bào viêm nhằm kích thích đại thực bào đên tiêu diệt vị khuẩn, bụi bẩn, các tế bào mô đã hoại tử nhằm làm sạch vết thương, chuẩn bị cho giai đoạn tăng sinh collagen làm đầy vết thương hở.
Giai đoạn tăng sinh collagen làm đầy vết thương hở
Tăng sinh là quá trình các nguyên bào sợi tổng hợp collagen và các chất của mô hạt liên kết nhằm lấp đầy vết thương hở, tái tạo mạch máu mới và thúc đẩy hình thành da non giúp vết thương hồi phục trả lại vùng da bằng phẳng như ban đầu.
Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1-3 tuần tuỳ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, tình trạng vết thương, vị trí, cách chăm sóc,… Đối với những vết thương lớn có thể thời gian sẽ kéo dài lâu hơn.
Giai đoạn tái tạo và hồi phục hoàn toàn
Tái tạo chính là giai đoạn cuối trong quá trình lành vết thương hở. Giai đoạn này có thể diễn ra từ 3 tháng đến 1-2 năm tuỳ thuộc vào tình trạng vết thương của mỗi người.
Mạch máu và các mô da mới sẽ không ngừng được tái tạo nhằm làm đầy vết thương trả lại vùng da bằng phẳng như ban đầu. Tuy nhiên, vùng da mới sẽ không hoàn toàn phục hồi 100% các chức năng và độ đàn hồi như ban đầu.
Trong một số trường hợp dù các giai đoạn lành vết thương đã hoàn thành nhưng quá trình sản sinh collagen vẫn tiếp tục hoạt động dẫn đến hình thành sẹo lồi mất thẩm mỹ. Nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra phần lớn đến từ cách chăm sóc trong quá trình lành vết thương hở.
Vết thương hở hồi phục trong bao lâu
Theo các chuyên gia bác sĩ, thời gian lành vết thương sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu như cơ địa, vị trí, kích thước vết thương.
- Cơ địa: thông thường những người cơ địa lành tính sẽ có quá trình lành vết thương rất nhanh vì cơ thể có sức đề kháng tốt, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả hơn so với cơ địa dễ kích ứng.
- Vị trí: Quá trình lành vết thương đòi hỏi chúng ta không nên tác động mạnh hoặc gãi vì có thể khiến các tế bào mô sản sinh để phục hồi vết thương bị phá huỷ dẫn đến kéo dài thời gian lành vết thương. Tuy nhiên, một số trường hợp bị thương tại các vùng hay kéo dãn da như khuỷu tay, đầu gối, gót chân,…
- Kích thước vết thương: Đối với những vết thương nhẹ thì có thể phục hồi nhanh chóng chỉ trong 1 tuần. Tuy nhiên những vết thương cần khâu như phẫu thuật, rách da, sinh mổ,… thì quá trình lành vết thương khâu cần diễn ra ít nhất một tháng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương hở
Quá trình lành vết thương hở có thể bị tác động bởi một số tác nhân bên ngoài và bên trong dẫn đến kéo dài thời gian phục hồi vết thương gây nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt. Cụ thể các tác nhân gồm:
- Chăm sóc vết thương: Chăm sóc vết thương cần được chú trọng bởi vì nếu không cẩn thận trong công đoạn vệ sinh, sát khuẩn có thể sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Bệnh lý: Nhiều người sẵn có bệnh nền trong cơ thể như đái tháo đường, trị xạ ung thư,… có thể ức chế khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Tuổi tác: Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của tuổi tác đối với quá trình lành vết thương hở. Tuổi càng cao sẽ dẫn đến sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch sẽ càng yếu. Do đó, thời gian lành vết thương hở thường diễn ra lâu hơn so với người trẻ tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên ăn uống các thực phẩm tối kỵ trong quá trình lành vết thương có thể khiến vết thương bị kích ứng, viêm nhiễm,.. hoặc không cung cấp đủ dưỡng chất kéo dài thời gian lành vết thương.
Một số lưu ý giúp vết thương nhanh hồi phục
Ngoài các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương ở nội dung trên, thì vẫn có một số điều cần lưu ý nhằm đảm bảo vết thương nhanh hồi phục như sau:
- Vệ sinh và sát trùng vết thương cẩn thận với nước muối sinh lí hoặc thuốc sát trùng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và gây hại.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi trị sẹo trong khi vết thương vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, nhất là các liệu pháp từ dân gian.
- Không tác động mạnh, gãy, sờ vào vết thương có thể khiến các tế bào tái tạo bị tổn thương và kéo dài thời gian phục hồi.
- Tuân thủ uống thuốc kháng viêm, kháng sinh và thăm khám theo chỉ định cả bác sĩ đối với những trường hợp vết thương hở cần phẫu thuật, sinh mổ,…
- Tăng cường bổ sung một số dưỡng chất quan trọng như sắt, kẽm, vitamin C, vitamin K, protein,.để hồi phục sức đề kháng giúp vết thương nhanh lành.
Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp những thông tin bổ ích giúp bạn có sự hiểu biết về quá trình lành vết thương hở. Nhằm đảm bảo xây dựng chế độ chăm sóc đúng cách cùng với những biện pháp ngăn chặn các tác nhân gây hại phù hợp.
Bình luận