Đu đủ là một loại quả được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá khá cao về mức độ dinh dưỡng và những lợi ích mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc vết thương hở có ăn đu đủ được không còn là một vấn đề mà nhiều người lo lắng. Để giúp bạn làm rõ được vấn đề này, dưới đây sẽ là những giải đáp chi tiết từ chuyên gia thẩm mỹ.
Bị vết thương hở có ăn đu đủ được không?
Đu đủ là loại trái cây lành tính, giàu vitamin C, vitamin PP, sắt và chất xơ nên rất tốt cho người mới nâng mũi. Thực phẩm này giúp kích thích tái tạo da, thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, ăn đu đủ còn có tính mát, giúp giảm đau sưng vết thương hiệu quả. Đặc biệt, khi ăn thực phẩm này, sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hoá, tránh nguy cơ táo báo, điều này mang đến nhiều lợi ích cho người có vết thương hở.
Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo người có tình trạng rối loạn máu khó đông thì không nên ăn đu đủ. Bởi vì chất papain trong đu đủ có khả năng phân hủy protein. Papain có thể làm loãng máu, dẫn đến nguy cơ chảy máu và bầm tím cao hơn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật hoặc bị thương.
Xem thêm bài viết nổi bật
Vết thương bao lâu thì ăn được trứng? kiêng thực phẩm gì ?
Bị vết thương bao lâu thì ăn được rau muống? Kiêng cữ như thế nào?
Những lưu ý nếu ăn đu đủ khi bị vết thương hở
Như vậy, thắc mắc vết thương hở có ăn được đu đủ không đã được giải đáp ở trên. Tuy nhiên, khi ăn đu đủ, để đảm bảo an toàn cao nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không ăn đu đủ quá chín vì có thể gây ra tình trạng máu không đông, dẫn tới vết thương lâu lành
- Nếu bạn bị tiền sử về các bệnh liên quan tới dạ dày thì không nên ăn đu đủ vì sẽ làm đau bụng, tiêu chảy
- Khi ăn cần phải bỏ hạt và phần nhựa để không gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, buồn nôn
- Không nên ăn quá nhiều đu đủ trong 1 ngày vì sẽ làm giảm đi tác dụng của các loại thuốc
Nhìn chung, những người bình thường thì vẫn có thể ăn đu đủ một cách thoải mái mà không cần phải lo lắng gì nhiều. Bạn chỉ cần quan sát cơ thể và vết thương trong quá trình ăn đu đủ để xem phản ứng như thế nào là được.
Những loại thực phẩm cần kiêng khi bị vết thương hở cần tránh
Sau khi đã giải quyết xong vấn đề vết thương hở có ăn đu đủ được không, bạn cần phải biết các loại thực phẩm cần phải kiêng để tránh ảnh hưởng tới sự phục hồi của vết thương. Theo đó, các loại thực phẩm mà bạn tuyệt đối không nên ăn bao gồm:
Rau muống
Rau muống chính là thủ phạm hàng đầu gây ra các vết sẹo lồi vì hàm lượng chất xơ và protein quá cao. Vì thế, bạn không nên ăn rau muống cho tới khi vết thương đã lành hoàn toàn.
Hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng protein quá cao nên cũng sẽ dễ để lại sẹo. Ngoài ra, hải sản còn có tính tanh, được nuôi dưỡng trong môi trường biển nên khi ăn vào còn khiến vết sẹo bị ngứa ngáy, khó chịu.
Thịt bò
Cũng giống như hải sản thì thịt bò cũng có hàm lượng protein lớn nên vết sẹo cũng dễ hình thành khi vết thương lành. Hơn nữa, thịt bò còn có sắc tố màu đỏ nên vết sẹo cũng bị thâm hơn và vùng da bị thương cũng bị sậm màu.
Đồ nếp
Mặc dù đồ nếp không để lại sẹo nhưng lại khiến cho vết thương bị mưng mủ, sưng tấy. Đồ nếp còn dễ gây ra tình trạng ợ chua, đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa vì tính lên men
Chất kích thích
Cafe, thuốc lá, rượu,bia,… hoặc bất kỳ loại thực phẩm, đồ uống nào có chứa chất kích thích đều ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt gây rối loạn máu, khiến vết thương lâu lành. Bên cạnh đó, chất kích thích còn khiến cho cơ thể của bạn trở nên mệt mỏi, chán ăn.
Thực phẩm nên ăn khi bị vết thương hở để mau lành nhất
Cuối cùng, ngoài vấn đề vết thương hở có ăn đu đủ được không và chế độ ăn kiêng thích hợp, thì cách chăm sóc vết thương an toàn cũng rất quan trọng. Để chăm sóc vết thương đúng cách, bạn hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C, B, E, Kẽm để vết thương mau lành và cơ thể khỏe mạnh.
- Uống đủ nước mỗi ngày theo trọng lượng của cơ thể để thúc đẩy quá trình trao đổi chất tốt hơn.
Ngoài ra, cần chú ý đến cách chăm sóc và vệ sinh vết thương sau như sau:
- Vệ sinh vết thương 2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý và bông tiệt trùng để khử khuẩn.
- Kết hợp bôi các loại thuốc kháng viêm, chống sưng như betadine,…
- Không để cho nước tiếp xúc với vết thương vì sẽ khiến vết thương bị mềm, ướt và lâu khỏi.
- Không để vết thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì sẽ gây ra tình trạng đau rát, khó chịu.
Trên đây là bài viết thẩm mĩ trị sẹo chi tiết giải đáp thắc mắc vết thương hở có ăn đu đủ được không cũng như các vấn đề liên quan tới việc chăm sóc vết thương đúng cách cho mau khỏi. Sau khi vết thương đã lành, đừng quên sử dụng các loại kem trị sẹo để tránh bị các vết sẹo xấu xí nhé. Theo dõi các mẹo vặt về trị sẹo được chia sẻ mỗi ngày.
Bình luận