Yến được biết đến là món ăn bổ dưỡng đối với sức khỏe, đặc biệt là cơ thể đang trong giai đoạn phục hồi. Cùng tìm hiểu xem những tác dụng tuyệt vời của yến qua những phân tích chuyên sâu liên quan đến chủ đề vết thương hở có ăn yến được không trong bài viết hôm nay.
Vết thương hở có ăn yến được không?
Nên tích cực bổ sung yến vào thực đơn khi cơ thể đang có vết thương hở hoặc cần phục hồi. Bởi dựa kéo kết quả nhiều cuộc nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra rằng trong yến sào có chứa khoảng 60% protein lành tính với hơn 18 loại acid amin. Nổi bật với những acid amin hiếm như Proline, Lysine, Tyrosine,… tồn tại song song với hơn 30 loại khoáng chất như Sắt, Kẽm, Đồng, Canxi, Kali,… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Cùng với những hoạt chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm lành tính khác, yến sẽ tham gia trực tiếp vào việc thúc đẩy quá trình lành thương tốt hơn. Bảo vệ làn da tránh khỏi các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, hạn chế tình trạng mưng mủ, sưng đau và kích thích cảm giác ngon miệng của người sau phẫu thuật. Tuy nhiên, liều lượng và cách chế biến cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Xem thêm bài viết liên quan
Bị vết thương có ăn trứng vịt lộn được không? Kiêng bao lâu?
Bị vết thương hở có ăn được lòng lợn không?
Tác dụng của yến đối với người có vết thương hở?
Dựa theo báo cáo về dinh dưỡng, cứ 100g yến sào có chứa: Protein: 50 – 60%, Proline: 5.27%, Acid aspartic: 4.69%, Sắt: 27.90 %. Nhờ đó, yến sào có thể bù đắp và phục hồi năng lượng sau phẫu thuật, hỗ trợ tái tạo các mô liên kết và tế bào mới, kháng khuẩn chống viêm và nhiều lợi ích khác được phân tích cụ thể dưới đây:
Hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng
Hàm lượng Protein và Isoleucine giàu có trong yến sẽ nhanh chóng bù đắp phần năng lượng dự trữ bị hao hụt sau phẫu thuật, kích thích sản sinh glucose. Nhờ đó cơ thể không rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, duy trì trạng thái hoạt động bình thường của quá trình trao đổi chất.
Thêm vào đó, sự tồn tại của Proline, Acid aspartic, Valine có khả năng thúc đẩy tái tạo các mô liên kết, cơ da và tế bào mới. Nhờ đó vết thương hở sẽ nhanh chóng khép miệng, mà không phải gặp bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào như nhiễm trùng, sưng viêm, kích ứng.
Hệ miễn dịch được tăng cường
N-acetylneuraminic acid, Threonine, Canxi và Kẽm,… giúp nâng cao sức đề kháng, kích thích sản sinh tế bào bạch cầu B. Nhờ đó giúp bảo vệ làn da tốt hơn trước những tác nhân gây hại như khói bụi, vi khuẩn, tia UV để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, thâm sạm.
Hỗ trợ về tiêu hóa
Threonine tìm thấy trong yến mạch được biết đến với khả năng bảo vệ chức năng đường ruột và dạ dày. Hạn chế tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi, viêm loét.
Ngoài ra hàm lượng Phenylalanine và Cystine tồn tại song song trong yến sào sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp người bệnh cảm giác ngon miệng, cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
Hạn chế nhiễm trùng và nguy cơ viêm nhiễm
Những vết thương hở để lại sau phẫu thuật thẩm mỹ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao nếu không ăn uống và chăm sóc đúng cách. Tăng cường bổ sung yến với hàm lượng Threonine, N-acetylneuraminic acid và kẽm giàu có sẽ kích thích sản sinh hồng cầu, tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm giảm sưng hiệu quả. Đồng thời còn loại bỏ nguy cơ sản sinh và tấn công của những loại vi khuẩn gây hại, tránh nhiễm trùng và để lại những vết sẹo xấu.
Hỗ trợ làm mờ vết sẹo sau khi lành vết thương
Trả lời cho câu hỏi vết thương hở có ăn yến được không, chuyên gia khuyên rằng bên cạnh tác dụng chữa lành, Threonine, Lysine trong yến sào còn góp phần kích thích sản sinh collagen và elastine. Nhờ đó giảm nguy có tổn thương đối với các tế bào và mô liên kết mới, hạn chế để lại sẹo lồi, sẹo đỏ khó điều trị.
Cách chế biến tổ yến cho người đang có vết thương hở
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề vết thương hở có ăn yến được không, chuyên gia cũng cần lưu ý với khách hàng về cách chế biến và tần suất sử dụng.
Về liều lượng
Chỉ nên ăn khoảng 5 – 7g một ngày và tối đa 3 ngày/tuần
Thời điểm ăn
Sử dụng yến cho các bữa phụ, nên ăn vào sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ.
Cách chế biến
Có thể chế biến thành các món như yến chưng đường phèn, nhân sâm, sữa tươi ở giai đoạn tái sinh. Khi vết thương dần khép miệng và phục hồi hoàn toàn thì chưng yến cùng táo đỏ, nấu cháo, súp yến hoặc hầm với giò heo để tăng hiệu quả đối với quá trình lành thương, tránh sẹo.
Lưu ý: Không dùng yến và thuốc kháng sinh/điều trị bệnh cùng một lúc. Không uống trà và ăn đồ cay nóng chung khẩu phần ăn với yến sẽ làm mất tác dụng.
Những thực phẩm nên bổ sung khi có vết thương hở
Giai đoạn sau phẫu thuật, ngoài quan tâm đến vấn đề vết thương hở có ăn yến được không khách hàng cũng nên tập trung vào chế độ ăn uống sao cho khoa học.
Thực phẩm giàu đạm
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, hải sản,…đặc biệt là các loại đậu. Đây là thành phần chính tham gia vào quá trình sản sinh tế bào mới, kích thích các mô liên kết và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
Thức ăn giàu sắt, omega 3, vitamin B12
Nên tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu sắt, omega 3, vitamin B12 như các loại rau xanh, trứng, sữa, gan, tim động vật,…sẽ giúp quá trình chuyển hóa máu và chất dinh dưỡng diễn ra mượt mà hơn, đồng thời kích thích sản sinh hồng cầu, bạch cầu và đại thực bào đi dọn dẹp những ổ vi khuẩn, xác vi trùng chết để lại trong quá trình tái sinh.
Thực phẩm giàu vitamin A,C, chất chống oxy hóa
Thêm vào thực đơn các loại thực phẩm giàu vitamin A,C, chất chống oxy hóa. Chúng giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ da khỏi nguy cơ nhiễm trùng, sưng đau, mưng mủ. Đồng thời cũng nên đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn để kích thích vị giác, cảm giác ngon miệng hơn.
Thức uống giàu calo và protein
Thức uống giàu calo và protein là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống để hỗ trợ phục hồi vết thương hở.Chúng không chỉ giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo mô tại vùng vết thương.
- High Calorie Shakes: Đây là những loại sinh tố có hàm lượng calo cao, thường được làm từ các nguyên liệu như sữa, sữa chua, hoặc sữa đậu nành kết hợp với các loại hạt, trái cây, và protein bột.
- High Calorie Smoothies: Tương tự như sinh tố, những loại smoothie này cũng chứa nhiều calo và protein, nhưng thường được làm từ trái cây và rau củ tươi hoặc đông lạnh, cùng với sữa hoặc nước ép.
Khoáng chất cho quá trình biểu mô hóa
Một chế độ ăn uống giàu các khoáng chất này có thể hỗ trợ quá trình biểu mô hóa, đóng góp vào việc lành thương nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Kẽm (Zn): Có trong thịt đỏ, hải sản (đặc biệt là hàu), hạt bí ngô, và các loại đậu. Kẽm là một yếu tố vi lượng thiết yếu cho nhiều loại enzyme và nó có vai trò trong việc tổng hợp protein, phân chia tế bào và quá trình biểu mô hóa.
- Magiê: Tìm thấy nhiều trong rau lá xanh đậm, hạt, ngũ cốc nguyên cám và sô cô la đen. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng enzymatic trong cơ thể và cần thiết cho sự phục hồi và tái tạo da. Nó cũng giúp cải thiện chức năng hàng rào biểu mô và giảm viêm.
- Canxi: Sữa và các sản phẩm từ sữa, rau củ có lá xanh đậm và cá hồi hoặc sardine có xương. Canxi không chỉ quan trọng cho xương mà còn cần thiết cho sự co cơ và hoạt động của nhiều enzyme. Trong quá trình lành thương, canxi giúp kích thích sự di chuyển của các tế bào biểu mô và là yếu tố cần thiết cho sự đóng cửa vết thương.
Bằng việc phân tích những tác dụng tuyệt vời của yến, chuyên gia thẩm mỹ trị sẹo đã giải đáp được thắc mắc của khách hàng cho vấn đề vết thương hở có ăn yến được không. Để đảm bảo cho vết thương được phục hồi nhanh chóng, an toàn không biến chứng hãy đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, đủ lượng, kiêng khem hợp lý.
Bình luận