Việc bị thương tổn trên da là một điều không mong muốn bởi khiến các bạn kiêng cữ rất phiền phức. Dù vậy thì chúng ta vẫn phải tìm hiểu vết thương lên da non kiêng ăn gì để không tạo ra những vết sẹo xấu oan uổng. Dưới đây là những thực phẩm cần phải “say no” khi bị thương.
Những thực phẩm cần kiêng khi lên da non
Vết thương lên da non kiêng ăn gì là những kiến thức cơ bản cần phải nằm lòng. Vì đôi khi trong cuộc sống rất dễ xảy ra những va chạm, té ngã, hay phẫu thuật… Hãy ghi nhớ mãi những thực phẩm dưới đây bạn nhé!
Rau muống
Bị thương kiêng ăn rau muống là lưu truyền dân gian đã có từ lâu. Theo ý kiến của nhiều người, ăn rau muống sẽ bị sẹo lồi, tuy chưa được chứng minh cụ thể nhưng loại rau này vốn có tác dụng tăng sinh collagen. Vùng bị thương đang trong giai đoạn tăng sinh có thể được kích thích tăng sinh quá mức hình thành khối thịt đùn trên da.
Các loại đồ nếp
Những món ăn làm từ nếp như xôi, chè… cần kiêng ăn khi đang bị thương. Trong giai đoạn vết thương tăng sinh và đang kéo da non, nếu ăn đồ nếp có tính nóng sẽ làm độc, sưng mủ vết thương. Nguy hiểm nhất là dẫn đến viêm nhiễm lâu lành, để lại sẹo lồi.
Nhóm hải sản
Vết thương lên da non kiêng ăn gì? Chắc hẳn không thể bỏ qua nhóm hải sản. Bởi trong các loại thực phẩm, đây lại là nhóm rất dễ bị dị ứng. Những cơ địa có tiền sử dị ứng hải sản thì nên tránh xa. Nếu lỡ bị kích ứng ngứa ngáy, sưng sẽ tác động đến cả quá trình kéo da non trên da.
Thịt gà, vịt, cút,…
Từ lâu, ông bà ta rất sợ ăn thịt gà, vịt do dễ bị đau nhức da, khi bị thương lại càng phải tránh xa. Tính độc của thịt gà sẽ làm cho vết thương đau nhức, khó chịu, có thể khiến bạn đau đến phát khóc. Ngăn cản sự liền da, có nguy cơ sưng đỏ, viêm nhiễm làm cho vết thương lâu lành và để lại sẹo.
Thịt bò
Thịt bò mang đến giá trị dinh dưỡng cao giúp bồi bổ sức khỏe, nhưng khi bạn đang có vết thương thì tuyệt đối không nên dùng. Các chất có trong thịt bò sẽ khiến cho vùng da non sau khi lành để lại sẹo thâm trông rất mất thẩm mỹ. Đặc biệt, những ai bị mụn sưng viêm thì càng nên tránh ăn, bởi sẽ làm cho mụn phát tán, để lại sẹo nhiều hơn.
Thịt chó
Tương tự như thịt gà, tính độc của thịt chó sẽ phát huy trên những vết thương khiến bạn phải ngứa ngáy, đau nhức khó chịu. Nặng hơn nữa là gây nên tình trạng rạn nứt miệng vết thương cản trở quá trình liền da, tạo nên vết sẹo lồi.
Kiêng ăn trứng
Khi bị thương nên kiêng ăn trứng, mặc dù loại thực phẩm này giàu giá trị dinh dưỡng. Nhưng khi có vết thương hở, đặc biệt là trong quá trình lên da non mà ăn trứng sẽ làm cho vết thương dễ bị loang lổ, để lại vết màu trắng hơn vùng da xung quanh.
Nhóm thức ăn cay và nóng
Vết thương lên da non kiêng ăn gì thì câu trả lời là kiêng kiêng các món ăn cay nóng. Những món nướng, có nhiều gia vị như ớt, tiêu… không nên ăn, bởi gây nóng cơ thể, cản trở quá trình làm lành những tổn thương. Đặc biệt, còn có khả năng gây sưng, mưng mủ và để lại sẹo xấu trên da.
Thực phẩm có màu tối
Các loại nước chấm như cà phê, nước tương, mắm nêm, mắm ruốc,…: dễ gây kích ứng, nhất là những ai có cơ địa khá nhạy cảm, điều này rất dễ gây ra thâm sạm cho vết thương khi lành.
Nên kiêng ăn các thực phẩm này trong bao lâu ?
Vết thương lên da non kiêng ăn trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và mức độ phục hồi nhanh hay chậm. Nhưng thông thường đối với những vết thương nhẹ nhanh liền miệng thì chỉ cần kiêng ăn khoảng 5 – 7 ngày. Sau khoảng thời gian này các bạn có thể ăn uống thoải mái hơn và hạn chế kiêng cữ.
Tuy nhiên, đối với những vết thương hở do phẫu thuật, vết mổ lớn và sâu thì cần kiêng ăn lâu hơn, ít nhất khoảng 3 – 4 tuần. Chế độ dinh dưỡng cần chú ý thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.
Cách chăm sóc vết thương trong quá trình kéo da non
Kéo da non là giai đoạn cuối trong quá trình chữa lành những tổn thương trên da. Để giai đoạn này hoàn tất mà không bị ảnh hưởng thì cần phải biết cách chăm sóc da kỹ càng.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn có thể thúc đẩy chữa lành vết thương nhanh chóng thông qua những điều sau:
- Da non rất mỏng manh, yếu ớt nên cần chăm sóc vệ sinh mỗi ngày 2 lần bằng nước muối sinh lý.
- Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá gắt sẽ là da đỏ rát, thâm sạm. Nếu bắt buộc ra ngoài thì nên chọn những loại kem chống nắng vật lý để thoa, hạn chế da bị bắt nắng.
- Tham khảo dùng các loại thuốc bôi để ngừa sẹo. Những sản phẩm có chứa vitamin E, gel bôi giúp giảm ngứa, làm mát da. Hoặc đơn giản nhất là dùng rau má, nghệ, nha đam… rất an toàn cho da.
- Lúc miệng vết thương hình thành và đang kéo da non sẽ hơi ngứa, đây là phản ứng thông thường. Chú ý không được cạy vảy, gãi ngứa làm rách miệng sẽ có nguy cơ chảy máu, viêm nhiễm.
- Thông thường quá trình lên da non kéo dài khoảng 5-7 ngày đối với vết thương nhỏ, những vết thương lớn hơn có thể 3-4 tuần. Tùy vào cơ địa và mức độ bị thương mà kiêng cữ trong ăn uống cũng như trong sinh hoạt.
Vết thương lên da non kiêng ăn gì là khâu rất quan trọng, một yếu tố có tác động đến vết thương, bạn cần đề phòng các món ăn này. Nhưng đặc biệt hơn nữa là lưu ý cách chăm sóc da cẩn thận vì đây mới là nguyên nhân phổ biến khiến cho vết thương tái phát, gây sẹo xấu nghiêm trọng.
Xem thêm bài viết liên quan
Bình luận