Ăn gì mau lành vết thương hở? Chăm sóc vết thương ra sao?


Chế độ dinh dưỡng đóng góp một phần không nhỏ vào sự lành da sau những tổn thương có vết hở lớn. Bạn nên biết ăn gì mau lành vết thương hở và kiêng cữ những gì. Vì nếu không khéo sẽ khiến cho vết thương in hằn một lằn sẹo xấu vô cùng. Những thực phẩm dưới đây sẽ là sự lựa chọn ngon bổ dưỡng nhất dành cho bạn.

Nhóm thực phẩm chứa chất đạm

Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đã đưa ra danh sách các thực phẩm rất rõ ràng để mọi người biết ăn gì mau lành vết thương hở. Theo đó, chất đạm là dưỡng chất đứng hàng đầu cần đưa vào cơ thể khi bị thương.

Nhóm thực phẩm chứa đạm giúp cho vết thương hở mau chóng phục hồi
Nhóm thực phẩm chứa đạm giúp cho vết thương hở mau chóng phục hồi

Nguồn thực phẩm chứa đạm là nguyên liệu chính để giúp tái tạo tế bào mới, hỗ trợ mau liền da. Và cơ thể của chúng ta cũng cần một lượng đạm nhất định để duy trì các hoạt động thường ngày.

Nguồn thực phẩm chứa đạm nên dùng: Thịt heo, cá, lương, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc, bột yến mạch, sữa…

Nhóm thực phẩm chứa sắt, vitamin B12, acid folic

Đây là nhóm dưỡng chất đóng góp vào quá trình tạo máu để làm nhiệm vụ vận chuyển protein, vitamin, khoáng chất, oxy đến vùng tế bào bị tổn thương. Đồng thời tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập và “dọn dẹp” xác của những tế bào đã chết.

Nguồn thực phẩm chứa sắt, vitamin B12, acid folic nên dùng: Thịt, gan, trứng, sữa, bí đỏ, củ cải, nấm, rau bina, bông cải xanh, thịt nai, huyết lợn, dứa, các loại rau xanh đậm…

Nhóm thực phẩm chứa các loại vitamin A, B, C, E

Hầu hết khi được hỏi ăn gì mau lành vết thương hở thì mọi người liền nghĩ ngay đến vitamin. Và đầy đủ đó là các loại vitamin A, B, C, E… Đây là những dưỡng chất giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tái tạo mô, chống lại các gốc tự do trong cơ thể.

Các loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ lành thương
Các loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ lành thương

Đặc biệt, vitamin C được các bác sĩ khuyến khích nên bổ sung trong giai đoạn dưỡng thương. Vì đây là chất có thể tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ lành da nhanh, phòng ngừa viêm nhiễm rất tốt, loại bỏ nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng.

Nguồn thực phẩm chứa vitamin A, B, C, E khá đa dạng như: Cam, bưởi, quýt, thanh long, đu đủ, kiwi, dâu tây, khoai lang, khoai tây, ớt chuông, bắp cải, bông cải xanh…

Vitamin K – Tạo ra tác nhân giúp đông máu

Vết thương gây xuất huyết, thành mạch máu bị tổn thương, đây là lúc nên bổ sung vitamin K để hỗ trợ đông máu, đồng thời giúp xương chắc khỏe. Cụ thể, vitamin K và canxi là hai chất sản xuất ra thrombin, một tác nhân giúp đông máu.

Nguồn thực phẩm chứa vitamin K như: Bông cải xanh, cải bó xôi, măng tây, cần tây, dưa leo, cà rốt, rau diếp cá, bí đỏ, đậu xanh, quả mâm xôi, lựu, bơ, nho, kiwi…

Kẽm – Nguyên tố vi lượng giúp sản sinh collagen, ngừa nhiễm trùng

Ăn gì mau lành vết thương hở? Các bạn hãy lưu ý đến kẽm. Bởi đây là nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Đóng vai trò kích thích protein cần thiết cho quá trình sản sinh collagen để làm lành những tổn thương.

Các thực phẩm chứa kẽm cần thiết cho quá trình sản sinh collagen
Các thực phẩm chứa kẽm cần thiết cho quá trình sản sinh collagen

Kẽm có mặt ở khắp cơ thể giúp hơn 300 enzyme hoạt động tốt nhiệm vụ của chúng. Mà những loại enzyme này lại liên quan đến quá trình sản xuất protein cũng như tổng hợp collagen, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nguồn thực phẩm chứa kẽm dồi dào như: Cải bẹ xanh, cải xoăn, cây họ đậu, thịt đỏ, ngũ cốc, hạt vừng, đậu phộng, hạt điều…

Đồng – Hỗ trợ các enzyme sản xuất collagen

Đồng là nguyên tố vi lượng hỗ trợ enzyme lysyl oxidase, một nguyên liệu cần thiết cho sự liên kết chéo giữa collagen và elastin. Từ đó giúp tăng cường sự đàn hồi cho mạch máu, tái tạo tế bào mới.

Nguồn thực phẩm chứa đồng như: Cà chua, khoai tây, măng tây, củ cải, rau chân vịt, hạnh nhân, hạt hướng dương, gan heo…

Những lưu ý cần biết khi có vết thương hở

Tổng hợp rất nhiều loại thực phẩm giúp bạn biết ăn gì mau lành vết thương hở. Điều này chưa đủ để bảo đảm vết thương không bị viêm nhiễm, bởi khâu chăm sóc quyết định rất lớn đến vấn đề này.

Chăm sóc vết thương đúng cách để tránh nhiễm trùng, sẹo xấu
Chăm sóc vết thương đúng cách để tránh nhiễm trùng, sẹo xấu

Các bạn hãy lưu ý chăm sóc vết thương theo hướng dẫn dưới đây nhé!

  • Không để cho vết thương chạm nước vì sẽ làm ẩm ướt khiến vi khuẩn dễ hình thành phát triển gây mưng mủ.
  • Không dùng tay sờ, cạy miệng vết thương khi đang kéo da non bởi sẽ làm cho vết thương bị hở chảy máu, vi khuẩn xâm nhập.
  • Vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, băng bó cẩn thận để tránh bụi. Khi đi ngủ nên tháo băng ra cho vùng da khô thoáng.
  • Nếu lo lắng bị sẹo thì bạn nên tham khảo dùng các loại thuốc bôi sẹo, hoặc dùng nguyên liệu tự nhiên tại nhà với các loại như nghệ, mật ong, chanh, nha đam… Thế nhưng, chỉ thoa lên da khi vết thương bắt đầu kéo da non.
  • Kiêng ăn những thực phẩm như hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống, đồ nếp…

Hi vọng với những chia sẻ nên ăn gì mau lành vết thương hở đã giúp bạn cập nhật được những thông tin bổ ích cho mình. Nếu vẫn lo lắng đến vấn đề bị sẹo sau khi lành da thì đừng vội lo lắng, bởi có thể trị sẹo dễ dàng nhờ vào các công nghệ hiện đại. Liên hệ đến Seoul Center khi bạn có nhu cầu điều trị sẹo nhé!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan