Bỏng nước sôi là một tai nạn mà hầu hết ai cũng gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không biết khi bị bỏng nước sôi nên làm gì thì tốt nhất cũng như cách chăm sóc, ăn uống đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ được cách giải quyết vết thương bị bỏng một cách tốt nhất.

Cách xử lý khi bị bỏng nước sôi
Khi bị bỏng nước sôi thì quy trình xử lý bỏng nước sôi là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cho vết thương không trở nên nghiêm trọng hơn, giúp làm giảm cơn đau rát sau khi bị bỏng. Cách sơ cứu vết thương khi bị bỏng nước sôi đúng cách bao gồm:
- Ngâm vết thương vào một chậu nước mát trong khoảng 15-20 phút để làm dịu cơn đau và ngăn ngừa vết thương lan rộng ra hơn.
- Sử dụng khăn sạch hoặc các loại bông tiệt trùng lau khô vết thương.
- Tiếp đến, bạn hãy bôi các loại thuốc bôi như betadine để loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn các loại vi khuẩn xâm hại tới vết thương.
- Sau đó, hãy dùng bông, băng, gạc để che chắn, bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
Bạn cần duy trì việc vệ sinh, chăm sóc vết thương mỗi ngày để giúp vết thương mau lành hơn. Trong trường hợp bị bỏng quá nặng, diện tích rộng thì sau khi sơ cứu xong bạn nên tới các bệnh viện, cơ sở y tế để được điều trị nhằm đảm bảo an toàn.

Điều cần tránh khi xử lý vết bỏng nước sôi
Ngoài việc bị bỏng nước sôi nên làm gì ở trên, có một vài lưu ý dưới đây mà bạn cũng cần phải biết để hạn chế được các rủi ro không đáng có. Những lưu ý này bao gồm:
- Không bôi kem đánh răng lên vết thương vì sẽ không có tác dụng trong việc giảm đau mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Không bôi dầu ăn, dầu gió,… lên vết thương vì sẽ khiến vết thương bị bí, lâu lành.
- Không sử dụng đá để chườm lên vết thương vì sẽ gây ra hiện tượng bỏng lạnh, làm vết thương thêm đau rát, khó chịu.
- Nên để vết thương được băng bó một cách thoáng mát, tránh để tiếp xúc với nước và ánh nắng mặt trời.

Những điều cần biết về bỏng nước sôi cần phải lưu ý
Tiếp theo, sau khi đã giải quyết xong vấn đề bị bỏng nước sôi nên làm gì và các lưu ý cần phải nhớ, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn các thông tin chi tiết khác về tai nạn bỏng nước sôi. Sẽ có 3 điều bao gồm:
Bỏng nước sôi là gì? Có triệu chứng ra sao?
Bỏng nước sôi hay còn gọi là phỏng nước sôi là chấn thương ở da do tiếp xúc với nước có nhiệt độ cao, khiến cho vùng da bị bỏng trở nên đau, rát hoặc thậm chí có thể ảnh hưởng tới các tế bào xung quanh, trong đó có dây thần kinh. Triệu chứng của bệnh bỏng bao gồm 3 cấp độ:
- Cấp độ I: Vùng da bị bỏng bị đỏ, viêm nhẹ, sưng, đau, rát, da khô và vùng da bị bỏng sẽ bị bong ra khi vết thương sắp lành.
- Cấp độ II: Ngoài các triệu chứng trên sẽ có thêm triệu chứng bọng nước xuất hiện. Bóng nước xuất hiện là một triệu chứng hết sức bình thường, không ảnh hưởng tới vết thương nên bạn tuyệt đối không được chọc thủng, cạy,… ra.
- Cấp độ III: Vết bỏng có dạng sáp và màu trắng, có thể bị cháy đen, có màu nâu sẫm, chảy da, lòi mỡ, cơ,…
Nếu bị tai nạn bỏng nước sôi có nguy hiểm không?
Việc bỏng nước sôi có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cấp độ bị bỏng, vị trí bị bỏng,… Có thể thấy, ở cấp độ I và II thì vết bỏng vẫn ở mức an toàn và bạn vẫn có thể tự chữa trị tại nhà được.
Tuy nhiên, khi bị bỏng ở cấp độ III trở lên, bạn nên tới ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được thăm khám, theo dõi và điều trị kịp thời. Ở mức độ này khả năng rất cao các mô, cơ, dây thần kinh đều đã bị ảnh hưởng nên để an toàn nhất bạn nên đi khám thay vì tự điều trị tại nhà.

Bị bỏng nước sôi nên ăn gì để mau lành, không để lại sẹo?
Chế độ ăn uống, kiêng khem khi bị bỏng là một điều rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phục hồi của vết thương. Theo đó, để vết thương mau lành, không để lại sẹo, bạn nên ăn các nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm thực phẩm giàu Vitamin như Vitamin A, B, C, E bao gồm ổi, cam, quýt, cà rốt, bơ, xoài,…
- Nhóm thực phẩm giàu Protein như thịt lợn, các sản phẩm làm từ sữa bò, các loại hạt, đậu,…
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm và sắt như gan, bắp, các loại rau cải,…

Bạn tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm dễ gây sẹo như thịt chó, thịt bò, hải sản, rau muống hoặc các loại thịt gia cầm, động vật chứa nhiều đạm. Ngoài ra, các loại đồ ăn, đồ uống có chứa chất kích thích cũng bị nghiêm cấm.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết để giải đáp vấn đề bị bỏng nước sôi nên làm gì mà bạn cần nắm được khi rơi vào tình huống này. Sau khi vết thương đã lành lại, bạn nên sử dụng các loại kem trị sẹo, kem dưỡng da để vùng da bị bỏng trở nên hồng hào, đều màu hơn.
>>> Các bài viết liên quan:
- Bị bỏng bôi gì hết rát mau lành và không để lại sẹo
- Bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau lành không sẹo
- Chuyên gia giải đáp bị bỏng có ăn được thịt bò không cực chuẩn
Bình luận