banner

Bị vết thương có ăn được thịt vịt không? Có để lại sẹo?


Người bị vết thương có ăn được thịt vịt không, có để lại sẹo không? Đây là vấn đề đáng được lưu ý để quá trình chăm sóc vết thương an toàn hơn. Theo các chuyên gia thì không nên ăn, còn lý do tại sao và tác hại nếu ăn sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây thammytriseo.com sẽ lý giải chi tiết thêm.

Có vết thương hở hay bị bỏng có ăn được thịt vịt không?
Có vết thương hở hay bị bỏng có ăn được thịt vịt không?

Bị vết thương có ăn được thịt vịt không?

Như chúng ta đã biết, thịt vịt chứa nhiều vitamin và khoáng chất như Vitamin A, B, E, kẽm, sắt,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên. theo quan niệm dân gian, thịt vịt có tính nóng, có thể khiến vết thương lâu lành, dễ bị mưng mủ, sưng tấy.

Hơn nữa, cơ thể đang trong quá trình phục hồi, hệ tiêu hóa có thể yếu hơn bình thường, việc tiêu hóa thịt vịt có thể gặp khó khăn, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, trong thịt vịt rất giàu đạm, nếu ăn thịt vịt trong giai đoạn vết thương đang hồi phục thì có thể khiến tăng sinh collagen quá mức, gây hình thành sẹo lồi. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ.

Thịt vịt có tính nóng nên khi có vết thương hở bạn không nên ăn thịt vịt
Thịt vịt có tính nóng nên khi có vết thương hở bạn không nên ăn thịt vịt

Xêm thêm bài viết liên quan

Tác hại nếu ăn thịt vịt khi có vết thương hở

Mặc dù thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe hơn, nhưng nhắc lại nếu bị vết thương có ăn được thịt vịt không thì chắc chắn tốt nhất là không nên ăn. Đây là lời khuyên dựa trên kinh nghiệm từ ông bà truyền lại, bởi nếu lỡ ăn thịt vịt có thể gặp phải những tác hại xấu:

Tăng nguy cơ để lại sẹo

Khi bị thương, sau phẫu thuật hay sau sinh mổ, vết thương ít nhiều sẽ bị hở tùy theo mức độ. Trong thịt vịt hàm lượng protein quá cao, dung nạp vào cơ thể sẽ gây phản tác dụng. Nó sẽ hoạt động mạnh mẽ để tái tạo mô, thúc đẩy quá trình liền da, dẫn đến vết hở sau khi liền lại dễ bị nhô lên tạo thành sẹo lồi xấu xí.

Gây ngứa, dễ mưng mủ

Ngoài những dưỡng chất kể trên, sau khi nấu chín, thịt vịt có tính nóng, người bị thương ăn vào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến vùng da bị thương. Nếu là vết thương hở sẽ khó liền, còn vết thương bình thường dù đã lên da non hay chưa thì vấn dễ bị mưng mủ, ngứa ngáy do dị ứng.

Nếu ăn thịt vịt trong giai đoạn vết thương hồi phục có thể gây kích ứng,mưng mủ vết thương
Nếu ăn thịt vịt trong giai đoạn vết thương hồi phục có thể gây kích ứng,mưng mủ vết thương

Kiêng thịt vịt bao lâu khi bị vết thương?

Sau khi biết được thực hư bị vết thương có ăn được thịt vịt không thì nên kiêng ăn trong bao lâu là vấn đề được quan tâm tiếp theo. Đặc biệt với những ai thích ăn vịt đều rất mong ngóng ngày được ăn món ăn khoái khẩu trở lại như bình thường.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên kiêng ăn thịt vịt trong khoảng 1 – 2 tuần đối với những vết thương hở nhỏ như bị bỏng, trầy da, đứt tay, không quá nghiêm trọng. Còn với những vết thương hở lớn như phẫu thuật nâng ngực, cắt mí, nâng mũi, cần chăm sóc đặc biệt thì nên kiêng ăn thịt vịt trong khoảng  khoảng 3-4 tuần hoặc cho đến khi vết thương lành hẳn để không tác động đến vết thương.

Chung quy lại thì để đảm bảo an toàn, về việc vết thương hở có ăn được thịt vịt không, tốt nhất nên kiêng thịt vịt cho đến khi hồi phục hẳn. Nên đi kiểm tra, hỏi ý kiến của bác sĩ để biết chính xác thời gian kiêng cữ cũng như có chế độ ăn uống hợp lý, giúp vết thương mau lành, không để lại sẹo.

Bạn nên kiêng ăn thịt vịt cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn để tránh biến chứng
Bạn nên kiêng ăn thịt vịt cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn để tránh biến chứng

Ngoài thịt vịt, kiêng gì để vết thương mau lành

Khi có vết thương hở, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để vết thương sớm hồi phục. Ngoài thịt vịt, bạn cũng cần chú ý tránh các thực phẩm như thịt gà, rau muống, thịt bò, lòng trắng trứng,…

Thịt gà

Không khác gì mấy thịt vịt, cả hai đều thuộc loại gia cầm, nên khi bị thương không được ăn thịt vịt thì cũng không nên ăn thịt gà.

Rau muống

Rau muống là rau quen thuộc, phổ biến và chế biến, ăn kèm với nhiều món ăn rất ngon. Tuy nhiên, trong rau muống có nhiều chất kích thích collagen phát triển trên da, làm đầy vết thương khiến phần da dễ bị đẩy lên hình thành sẹo lồi khi lành.

Thịt bò

Được biết đến là loại thức ăn bổ dưỡng nhưng với người bị thương thì tác dụng này không còn. Bởi trong thịt bò có nhiều chất làm tăng trưởng mô sợi, collagen, làm đầy vết thương dẫn đến sẹo lồi. Đặc biệt cũng vì thịt bò có màu đỏ sẫm nên khiến vùng da non mọc lên dễ bị thâm, không đều màu da.

Khi có vết thương hở, bạn nên tránh ăn thịt bò để hạn chế hình thành sẹo lồi, sẹo thâm
Khi có vết thương hở, bạn nên tránh ăn thịt bò để hạn chế hình thành sẹo lồi, sẹo thâm

Lòng trắng trứng

Trái ngược với tác hại xấu của thịt bò, ăn nhiều lòng trắng trứng sẽ khiến vùng da bị thương có màu trắng hơn vùng da còn lại, xuất hiện loang lổ rất khó chịu.

Đồ nếp

Đây là thực phẩm không thể thiếu trong các cách phòng chống bị sẹo. Khi có vết thương hở, sau khi liền đều có nguy cơ để lại sẹo. Vì vậy đồ nếp, các món ăn làm từ nếp như: xôi, bánh chưng, chè… đều nên loại bỏ trong thời gian chữa lành.

Hải sản

Hàm lượng protein có trong các loại hải sản như: tôm, cua, cá, ốc, hến, ngao, sò… rất cao, rất tốt cho chế độ dinh dưỡng. Nhưng nếu ăn nhiều có thể tiềm ẩn nguy cơ dị ứng, nhiễm giun sán. Đặc biệt khi bị thương còn dễ làm mưng mủ, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.

Xôi nếp có tính nóng, dễ mưng mủ vết thương nên cần tránh ăn khi có vết thương hở
Xôi nếp có tính nóng, dễ mưng mủ vết thương nên cần tránh ăn khi có vết thương hở

Thực phẩm cay nóng

Bạn nên hạn chế ăn ớt, tiêu, hành, tỏi,… Vì đây đều là các gia vị có tính nóng, dễ khiến vết thương sưng tấy, mưng mủ, lâu lành. Các món ăn chế biến nhiều gia vị cũng nên kiêng cho đến khi vết thương liền lại.

Để quá trình phục hồi, chăm sóc vết thương diễn ra nhanh chóng hơn, ngoài vấn đề bị vết thương có ăn được thịt vịt không? Bạn cần lưu ý thêm nhiều loại thực phẩm khác được nhắc đến trong bài. Trong trường hợp cơ địa bạn yếu, dễ bị dị ứng với nhiều chất trong đồ ăn, bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ thẩm mỹ trị sẹo để biết chính xác hơn.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan