Đối với người bị vết thương hở có ăn khoai lang được không? Theo chia sẻ từ chuyên gia, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào cho rằng bị vết thương hở không được ăn khoai lang. Bạn có thể ăn bình thường nhưng nên ăn với liều lượng như thế nào là hợp lý? Tham khảo ngay bài viết để cập nhật thêm thông tin nhé!
Bị vết thương có ăn khoai lang được không?
Đối với những người đang có vết thương hở, việc nên ăn gì và không nên ăn gì ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm lành vết thương. Cũng vậy mà vấn đề bị vết thương có ăn khoai lang được không được thắc mắc rất nhiều. Tin vui dành cho bạn là hoàn toàn có thể ăn khoai lang bình thường.
Khoai lang còn được xem là thực phẩm tốt cho quá trình lành thương nhờ những lợi ích dinh dưỡng sau:
- Giàu vitamin và khoáng chất: Khoai lang chứa nhiều vitamin A, C, E, B6, kali, mangan, magie,… đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo da và mô mới, giúp vết thương mau lành.
- Chứa chất chống oxy hóa: Khoai lang là nguồn cung cấp dồi dào beta-carotene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
- Cung cấp chất xơ: Chất xơ trong khoai lang giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết cho quá trình lành thương.
- Chứa protein: Protein là thành phần thiết yếu cho việc tái tạo da và mô mới, giúp vết thương mau lành.
- Chỉ số đường huyết thấp: Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định, hạn chế nguy cơ biến chứng do tiểu đường ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
Ăn khoai lang có bị sẹo lồi không?
Nếu bạn lo lắng ăn khoai lang gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của vết thương thì có thể hoàn toàn an tâm là ăn khoai lang KHÔNG bị sẹo lồi đâu nhé. Ngược lại trong khoai lang có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, protein và dưỡng chất khác có thể giúp vết thương mau lành hơn.
Đối với vết thương hở còn mới, ăn khoai lang có thể cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và kích ứng. Vì vậy ăn nhiều khoai lang còn có thể ngăn chặn sẹo lồi hình thành hiệu quả.
Xem thêm 1 số loại khoai khác
- Bị vết thương có ăn khoai tây được không? Tại sao?
- Bị vết thương có ăn khoai mì được không? Lợi ích bất ngờ
- Bị vết thương có ăn khoai môn được không và giá trị dinh dưỡng
Ăn khoai lang có tốt cho vết thương không?
Các bác sĩ cho biết, ăn khoai lang sẽ rất tốt cho vết thương. Bởi lượng dưỡng chất trong khoai lang có thể mang lại nhiều tác dụng tích cực như đẩy nhanh phục hồi, giảm viêm, tránh sẹo, làm đều màu da,…
Đẩy nhanh phục hồi
Các dưỡng chất trong khoai lang được khẳng định là có lợi và không gây cản trở quá trình làm lành của da. Phần lớn lượng đạm trong khoai lang cùng các vitamin còn thúc đẩy các tế bào sản sinh collagen, làm lành vết thương nhanh chóng.
Giảm viêm
Khoai lang cung cấp một hoạt chất có tên là Choline. Hoạt chất này đặc tính chống viêm cực tốt. Nhờ đó, ăn khoai lang sẽ rất tốt cho vết thương, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, lở loét.
Làm đều màu da
Hàm lượng sắt trong khoai lang có khả năng thúc đẩy sản sinh các tế bào hồng cầu và lưu thông máu. Nhờ vậy vùng da vết thương sẽ nhanh chóng đều màu và giảm thâm khi lành.
Chất dinh dưỡng trong khoai lang giúp vết thương mau lành
Sau khi giải đáp xong thắc mắc bị vết thương có ăn khoai lang được không thì dưới đây là những lí do vì sao có thể yên tâm ăn khoai lang:
Khoai lang giàu vitamin A
Chất beta-carotene hay còn gọi là tiền Vitamin A rất dồi dào đặc biệt chúng có nhiều trong vỏ khoai lang. Beta-carotene là một chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế quá trình da bị lão hóa. Ngoài ra ăn khoai lang rất tốt trong việc cải thiện thị lực.
Vitamin C
Vitamin C là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể dù có bị vết thương hay không. Đặc biệt với người bị vết thương hay vừa phẫu thuật thì càng nên bổ sung nhiều vitamin C để làm lành vết thương nhanh hơn, kích thích sản sinh collagen giúp duy trì sự đàn hồi da tốt hơn.
Chất sắt
Hàm lượng chất sắt trong khoai lang khá cao, 100g khoai lang sẽ có 0,69 mg sắt. Cung cấp nhiều sắt khi cơ thể bị vết thương sẽ tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng tạo máu tốt hơn. Thiếu sắt cơ thể thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu máu…
Khoai lang giàu magie
Trong khoai lang chứa 27 mg magie, một lượng rất thiết yếu cho có thể. Khi cơ thể bị thương hay vừa trải qua cuộc phẫu thuật hay bị chấn thương nặng sẽ rất dễ stress, căng thẳng. Ăn khoai lang còn giúp cho quá trình tuần hoàn máu một cách linh hoạt, hỗ trợ phục hồi vết thương tốt hơn.
Khoai lang giàu chất xơ
Chất xơ có trong khoai lang cũng góp phần tích cực cho vết thương không kém gì các dưỡng chất khác. Có chất xơ sẽ hạn chế được tình trạng táo bón và tránh các bệnh về hệ thống đường ruột.
Liều lượng khoai lang nên ăn sau phẫu thuật
Khẳng định “Khi bị vết thương có ăn khoai lang được không?” là CÓ nhưng liều lượng ăn như thế nào cho đúng? – Không thể phủ định khoai lang mang lại nhiều lợi ích cho con người nhất là với người sau phẫu thuật. Để phát huy tác dụng tối đa của chúng cần lưu ý đến cách chế biến, ăn đủ liều lượng và đúng thời điểm. Cụ thể như sau:
Về liều lượng
Người bệnh, người bị vết thương, sau phẫu thuật hay phụ nữ sau sinh cần đặc biệt chú ý liều lượng ăn. Mỗi ngày không nên ăn quá nhiều, trung bình nên ăn 200 – 300g khoai lang mỗi ngày, tương đương 1 – 2 củ.
Về thời điểm
Với người bị thương hay bất kỳ ai, thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang là bữa sáng và bữa trưa. Hàm lượng Canxi có trong khoai lang cần hơn 4 tiếng để hấp thu và chuyển hóa năng lượng nên tuyệt đối không ăn buổi tối nhé.
Về cách chế biến
Để dễ tiêu hóa hơn và giữ lại lượng muối khoáng và giữ tối đa các chất dinh dưỡng trong khoai cho người bệnh, người bị thương thì tốt nhất nên hấp hoặc luộc. Bạn nên để cả vỏ khoai lang đã được rửa sạch vì chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Thỉnh thoảng muốn đổi mới khẩu vị, tăng khẩu vị hơn bạn cũng có thể nướng khoai lang hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu.
Những lưu ý khi ăn khoai lang nếu có vết thương
Ăn khoai lang tốt cho sức khỏe nhưng cũng không thiếu nhiều trường hợp không may như bị mưng mủ hay các biến chứng xấu đến vết thương hở. Một vài điểm bạn nên lưu ý khi ăn khoai lang nếu cơ thể có vết thương:
Chọn khoai lang cẩn thận: Nên chọn khoai lang tươi ngon, không bị dập nát, hư hỏng, mọc mầm hoặc có đốm đen. Tránh mua khoai lang đã được cắt sẵn và để lâu ngoài không khí vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Chế biến khoai lang đúng cách: Nên luộc, hấp hoặc nướng khoai lang thay vì chiên rán. Việc chiên rán sẽ tạo ra nhiều dầu mỡ, không tốt cho hệ tiêu hóa và có thể làm chậm quá trình lành thương.
Ăn khoai lang với lượng vừa phải: Nên ăn khoai lang với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Kết hợp khoai lang với các thực phẩm khác: Nên kết hợp khoai lang với các thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp vết thương mau lành.
Không ăn khoai lang sống: Khoai lang là thực phẩm có chứa tinh bột nhưng cần được nhiệt phá hủy thì cơ thể mới dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa. Chính vì vậy, ăn khoai lang sống rất khó tiêu hóa, đầy bụng, ợ chua… đặc biệt với người bị thương cơ thể còn yếu. Khi khoai lang được nấu chín thì các chất Enzyme mới được phân hủy và giảm thiểu các tác hại trên.
Tránh kết hợp ăn khoai lang với các thực phẩm sau đây để giúp vết thương nhanh lành:
Không ăn hồng cùng khoai lang
Các chất tinh bột có nhiều trong khoai lang dễ làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Các chất Tanin và Pectin có trong quả hồng khó hoà tan và khó đào thải. Nếu kết hợp 2 loại thực phẩm này ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, hấp thu kém các chất dinh dưỡng. Có nhiều trường hợp nặng bị viêm loét, xuất huyết dạ dày.
Không ăn cà chua cùng khoai lang
Cà chua chứa nhiều các Axit hữu cơ, khi ăn cùng với khoai lang có thể làm tăng cao lượng Axit trong dạ dày gây nguy cơ viêm loét cao. Do đó, cần hạn chế kết hợp hai thành phần này trong thực đơn bữa ăn.
Không ăn cua, ghẹ cùng khoai lang
Cua, ghẹ đều nằm nhóm hải sản nên có tính hàn và vị tanh nhất định dù đã nấu chín. Người bị thương hay sau phẫu thuật hệ tiêu hóa chưa được tốt, nên việc ăn chung cua với khoai lang nhiều chất xơ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.
Không ăn khoai đã mọc mầm, có đốm đen
Khoai lang để lâu và để nơi ẩm thấp rất dễ bị mọc mầm, xuất hiện đốm đen ngoài vỏ. Các hiện tượng này dễ sinh ra độc tố và có thể gây ngộ độc khi ăn. Vì vậy cả người bị thương hay không bị thương, nếu phát hiện những dấu hiệu này trên khoai lang thì đều không nên ăn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải tỏa được băn khoăn lâu nay “Bị vết thương có ăn khoai lang được không”. Ngoài ra trong thời gian hồi phục, bạn nên chú ý liều lượng, cách chế biến và cách ăn khoai lang đúng cách như đã chia sẻ trong bài nhé. Thẩm Mỹ Trị Sẹo chúc bạn mau lành vết thương và sớm hồi phục.
Bình luận