banner thang 9
banner thang 9

Bị vết thương có ăn tôm được không? Nên kiêng cữ những gì?


Làn da sau khi bị thương rất nhạy cảm và cần thời gian để phục hồi. Để quá trình này diễn ra tốt đẹp và nhanh chóng thì nhất định chúng ta phải kiêng ăn một số loại thực phẩm. Vậy, trong đó bị vết thương có ăn tôm được không? Còn những thực phẩm nào nên kiêng hay không? Theo dõi những thông tin cụ thể dưới đây.

Bị thương có ăn tôm được không?
Bị thương có ăn tôm được không?

Tôm là thực phẩm có “lợi” hay có “hại”?

Tôm là một trong những loại hải sản có nhiều người ưa thích, được tiêu dùng khá phổ biến. Vì giá trị dinh dưỡng của chúng dồi dào nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Trong 100g tôm có chứa các chất dinh dưỡng như sau:

– Năng lượng: 99 calo

– Protein: 24g

– Natri: 111 miligam

– Chất béo: 0,3g

– Carbs: 0,2g

– Cholesterol: 189 miligam

Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Bên cạnh đó, tôm còn chứa hơn 20 loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin B12, canxi, kali, sắt, đồng, kẽm, photpho, magie, mangan…

Nhờ thành phần các dưỡng chất mà tôm mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Do đó, nhiều người tỏ ra nghi ngờ liệu bị vết thương có ăn tôm được không. Vì họ cho rằng, ăn tôm chắc sẽ có lợi cho quá trình dưỡng thương.

Giá trị dinh dưỡng của tôm có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng tuyến giáp và não bộ. Đặc biệt là có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư, bảo vệ tim mạch.

Tuy nhiên, tôm lại là thực phẩm đáng lo ngại mà khi ăn chúng ta phải chú ý. Bởi có hàm lượng cholesterol cao, có khả năng bị dị ứng với các biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, ngứa ngáy, nghẹt mũi, sốc phản vệ… Bên cạnh đó, tôm sử dụng nếu không tươi sống sẽ chứa khá nhiều vi khuẩn có hại, không an toàn khi ăn.

Bị vết thương có ăn tôm được không?

Mặc dù hàm lượng calo thấp, nhưng giá trị dinh dưỡng từ tôm vẫn rất lớn, cung cấp nguồn khoáng chất, đạm cho cơ thể. Tuy nhiên, trong tôm lại chứa những chất có khả năng gây kích ứng mạnh. Vì vậy, dù có ưa thích ăn tôm đến đâu, nhưng khi bị thương thì chúng ta tuyệt đối không nên dùng.

Bị thương không nên ăn tôm vì có thể kích ứng ngứa ngáy vết thương
Bị thương không nên ăn tôm vì có thể kích ứng ngứa ngáy vết thương

Bị vết thương có ăn tôm được không? Câu trả lời là không nên ăn, bởi sẽ làm cho vết thương nặng hơn, cụ thể với các triệu chứng như sau:

– Sưng đỏ: Tôm còn làm cho vùng da xung quanh vết thương bị sưng đỏ, tách miệng lâu lành, nổi mẩn đỏ, mức độ tổn thương nặng hơn.

– Ngứa ngáy: Vết thương khi bị hở miệng, nếu ăn tôm sẽ khiến cho vùng da ngứa ngáy, khó chịu. Thành phần đạm trong tôm làm cho vết thương đỏ tương tự như bị dị ứng.

– Lâu lành miệng: Vết thương sẽ có thời gian kéo da non, nhưng nếu ăn tôm sẽ kéo dài thời gian khô miệng, lâu lành.

Những câu hỏi liên quan đến việc bị vết thương có ăn tôm được không

Với những vết thương do bị bỏng, té xe… liệu có được ăn tôm hay không? Đây cũng là những thắc mắc mà có nhiều người chưa rõ. Tìm hiểu câu trả lời như sau nhé!

Bị bỏng ăn tôm được không?

Bị vết bỏng không nên ăn tôm bởi có thể gây ngứa, sẹo thâm
Bị vết bỏng không nên ăn tôm bởi có thể gây ngứa, sẹo thâm

Theo các chuyên gia, sau khi bị bỏng, các bạn không nên ăn tôm. Bởi vùng da bị bỏng sẽ bị đau rát, sưng nhức và mưng mủ nếu như cơ thể kích ứng bởi tôm. Khi làn da bị kích ứng sẽ khiến bạn bị ngứa ngáy khiến chúng ta gãi làm tác động đến vết bỏng, để lại sẹo thâm. Thậm chí có nhiều trường hợp gặp phải biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, chóng mắt và khó thở khi cơ thể phản ứng với các chất protein lạ trong tôm.

Bị té xe có ăn tôm được không?

Không nên ăn tôm sau khi bị té xe vì có thể bị sưng đau, sẹo lồi
Không nên ăn tôm sau khi bị té xe vì có thể bị sưng đau, sẹo lồi

Tương tự khi té xe, vùng da có thể bị rách gây chảy máu, trong trường hợp này, các bạn cũng không nên ăn tôm. Vết thương trong giai đoạn phục hồi có thể bị ngứa ngáy, sưng đau và mưng mủ, để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Với những trường hợp té xe, vết thương sâu cần kiêng tôm và các loại hải sản tuyệt đối cho đến khi kéo da non, phục hồi rồi mới nên ăn.

Vết thương bao lâu thì ăn được tôm?

Thời gian kiêng ăn tôm sẽ phụ thuộc vào mức độ bị thương, độ sâu của vết cắt. Với những vết trầy xước nhẹ có thể kiêng ăn ít nhất khoảng 1 tuần, vì lúc này, vết thương sẽ kéo da non và bắt đầu lành, chúng ta có thể ăn tôm.

Những ai bị vết thương sâu do té xe, phẫu thuật thẩm mỹ, sinh mổ… thì nên kiêng ít nhất khoảng 1 tháng, thậm chí là 2 tháng. Hãy quan sát khi thấy miệng vết thương kéo lại, da non tái tạo và phục hồi hoàn toàn thì mới nên ăn tôm.

Kiêng ăn tôm cho đến khi vết thương phục hồi
Kiêng ăn tôm cho đến khi vết thương phục hồi

Thời gian kiêng cữ tôm và các loại hải sản khi bị thương ở mỗi người không giống nhau. Những ai có cơ địa dữ thì nên kiêng ăn lâu hơn, những ai mau chóng phục hồi thì có thể sớm ăn uống bình thường trở lại mà không cần phải kiêng cữ khắt khe.

Lưu ý: Tất cả những vết thương trên da đều nên kiêng ăn tôm. Bên cạnh đó, chúng ta cần kiêng luôn cả các loại hải sản khác như cua, mực, ốc, ghẹ, các loại cá biển… Nhìn chung, các loại hải sản đều có khả năng sản sinh độc tố trong cơ thể gây sưng viêm, sẹo xấu và cản trở quá trình lành thương.

Cách chăm sóc cho vết thương nhanh lành

Bị vết thương có ăn tôm được không là một trong những câu hỏi giúp chúng ta an tâm hơn để kiêng cữ. Nhưng bên cạnh đó, các bạn cần biết thêm một số thực phẩm cũng có khả năng gây ảnh hưởng làm cho vết thương nặng hơn. Ngoài hải sản thì chúng ta cần kiêng thêm những loại sau đây:

Các loại thực phẩm nên kiêng ăn sau khi bị thương
Các loại thực phẩm nên kiêng ăn sau khi bị thương

– Rau muống: Kiêng ăn rau muống là bởi sẽ khiến cho vết thương bị sẹo lồi.

– Thịt gà: Đây là loại thịt có khả năng làm cho vết thương bị ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng tấy tương tự như tôm.

– Nếp: Loại thực phẩm này sẽ làm cho vết thương bị mưng mủ, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

– Trứng: Kiêng ăn trứng là bởi thực phẩm này có thể làm da bị trắng loang lổ.

– Thịt bò: Khi vùng da bị thương hở, nếu ăn thịt bò thì có khả năng để lại sẹo thâm.

Điều quan trọng nhất khi bị vết thương hở ngoài yếu tố ăn uống thì bên cạnh đó, khâu chăm sóc rất cũng quan trọng không kém. Trong đó, các bạn cần lưu ý trong việc vệ sinh vết thương thường xuyên bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa vi khuẩn, giữ cho vết thương luôn khô ráo, tránh chạm nước. Không dùng tay chạm đến vết thương, không gãi ngứa khi bắt đầu kéo da non. Chú ý bôi thuốc để hỗ trợ vết thương nhanh khô và tái tạo da mới, ngừa thâm sẹo.

Ngoài ra, các bạn cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho việc phục hồi vết thương như ăn nhiều rau xanh đậm, trái cây chứa vitamin C, protein từ thịt heo, sữa chua… giúp kháng viêm, giảm sưng đau.

Như đã tìm hiểu, bị vết thương có ăn tôm được không, các bạn đã có câu trả lời cho mình. Hãy kiêng cữ các loại thực phẩm như đã hướng dẫn để không làm cho vết thương nặng hơn. Đồng thời nhớ bổ sung nguồn thực phẩm cần thiết cho mình bạn nhé!

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan