Bị vết thương bao lâu thì ăn được rau muống? Kiêng cữ như thế nào?


Sau chấn thương hay phẫu thuật điều chúng ta lo lắng nhất là việc để lại sẹo. Ngoài việc chăm sóc, điều trị đúng cách thì chế độ ăn uống cũng tác động lớn đến quá trình lành thương? Vậy cần ăn uống như thế nào cho khoa học và vết thương bao lâu thì được ăn rau muống? Cùng đi tìm câu trả lời trong nội dung bài viết hôm nay.

Vết thương nên kiêng ăn rau muống để tránh bị sẹo
Vết thương nên kiêng ăn rau muống để tránh bị sẹo

Lợi ích của rau muống đối với sức khỏe

Rau muống có vị ngọt, mát, dễ chế biến và có nhiều công dụng tốt. Giá trị dinh dưỡng có trong rau muống gồm có vitamin A, B, C, canxi, phospho, hàm lượng chất sắt dồi dào, phù hợp với những người có thể trạng thiếu sắt, muốn bổ sung thêm sắt. Để trả lời cho câu hỏi vết thương bao lâu thì ăn được rau muống, trước tiên cùng tìm hiểu tác động của loại rau này đối với sức khỏe.

  • Hỗ trợ điều trị thiếu máu: Ăn rau muống đúng cách và hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất sắt.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Thành phần của rau muống chưa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C và beta-carotene. Những chất chống oxy hóa này giúp giảm mức cholesterol, tránh gây xơ vữa động mạch vành, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Điều trị bệnh về da: Mặt nạ rau muống có khả năng điều trị mụn trứng cá, chàm, bệnh vẩy nến hiệu quả. Bên cạnh đó, đắp bã rau muống có thể giảm cảm giác ngứa, châm chích khi bị phát ban hoặc côn trùng cắn.
  • Chống lão hóa và trẻ hóa da: Hàm lượng lớn chất chống oxy hóa có tác dụng giúp ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Từ đó, giúp bảo vệ da tránh khỏi các tác nhân gây hại của môi trường và ngăn ngừa lão hóa.
Rau muống được biết đến với nhiều công dụng tuyệt với cho sức khỏe
Rau muống được biết đến với nhiều công dụng tuyệt với cho sức khỏe

Ăn rau muống có bị sẹo lồi không?

Theo giải thích của bác sĩ Bùi Đắc Sán – Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: rau muống có tính hàn, ăn khi có vết thương hở, sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm xuống, làm cho quá trình phục hồi vết thương bị chậm lại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quá trình tạo liên kết collagen.

Khi collagen và estalin không được sản sinh đủ, vết thương sẽ không liền kín hoàn toàn, mà chỉ liền ở bề mặt. Điều này sẽ tạo ra những vùng da dày và lồi lên so với da xung quanh, gọi là sẹo lồi. Như vậy việc ăn rau muống để dễ gây ra sẹo lồi là hoàn toàn có căn cứ.

Ăn rau muống khi bị vết thương hở dễ gây ra sẹo lồi
Ăn rau muống khi bị vết thương hở dễ gây ra sẹo lồi

Vết thương bao lâu thì ăn được rau muống?

Thời gian trung bình là từ ăn rau muống là từ 3 – 4 tuần sau phẫu thuật, khi đó các mô sẹo mờ dần và vùng da bị thương tổn được phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong thực tế bác sĩ sẽ dựa trên mức độ chấn thương và cơ địa của từng người để xác định thời gian kiêng cữ khác nhau.

Với những vết thương nhỏ, chỉ bị xây xát bề mặt thì khoảng 7 – 10 ngày sau đã có ăn bình thương. Ngược lại với vết thương lớn, người có khả năng phục hồi yều, cơ địa dễ bị sẹo thì phải sau 6 – 8 tuần mới có thể thêm rau muống quay lại thực đơn.

Thời gian trung bình kiêng ăn rau muống là từ 3 - 4 tuần
Thời gian trung bình kiêng ăn rau muống là từ 3 – 4 tuần

Bị vết thương kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Nếu muốn tránh bị biến chứng, kích ứng và sẹo lồi thì ngoài quan tâm đến vấn đề vết thương bao lâu thì ăn được rau muống bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến toàn bộ chế độ ăn uống trong thời gian này. Lưu ý đảm bảo kiêng các nhóm thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến quá trình lành thương như đồ nếp, thịt bò, hải sản và tăng cường bổ sung dưỡng chất, vitamin, sắt, kẽm,…

Bị vết thương kiêng ăn gì?

Ăn uống không đúng cách có thể làm vết thương lâu lành, nhiễm trùng hoặc để lại sẹo xấu. Vậy bạn nên kiêng những loại thực phẩm nào khi bị vết thương hở?

Hải sản, đồ tanh

Hải sản và đồ tanh có chứa nhiều histamin, một chất gây phản ứng dị ứng và viêm da. Khi ăn hải sản và đồ tanh, bạn có thể bị ngứa và khó chịu ở vùng da bị thương, làm cho vết thương khó lành và để lại sẹo.

Thịt hun khói, bánh kẹo ngọt

Những loại thực phẩm này có chứa nhiều đường và chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe. Chúng sẽ làm cho cơ thể mất đi các vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào da. Điều này sẽ làm cho vết thương của bạn lâu lành hơn và dễ bị nhiễm trùng.

Không ăn các loại bánh ngọt, thực phẩm nhiều đường khi có vết thương
Không ăn các loại bánh ngọt, thực phẩm nhiều đường khi có vết thương

Thịt gà

Thịt gà có tính cam ôn, ăn nhiều dễ khiến cho vết thương ngứa, mưng mủ. Da gà cũng có chứa histamin như hải sản và đồ tanh, là nguyên nhân chính gây kích ứng da và viêm nhiễm.

Trứng

Trứng có đặc tính kích thích tăng sinh mô sợi collagen, làm cho vết thương hở sinh ra nhiều da non và sẹo lồi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bạn. Ngoài ra, nếu bạn bị lang ben hoặc da sẫm màu, ăn trứng có thể làm cho tình trạng này lan rộng ra.

Thịt bò

Vì thịt bò có tính nóng, làm cho vết thương hở bị thâm và hình thành sẹo thâm. Ăn nhiều thịt bò kích thích sản sinh collagen và estalin dễ gây sẹo lồi, da không đều màu sau phục hồi.

Gạo nếp

Gạo nếp có tính nóng, khiến cho vết thương hở dễ bị sưng, mưng mủ và để lại sẹo xấu. Các bác sĩ cho biết, các món ăn từ gạo nếp có thể làm cho vết thương hở tăng sinh mô sợi collagen để lại sẹo lồi.

Không ăn các món ăn làm từ nếp để tránh gây kích ứng, sưng đau
Không ăn các món ăn làm từ nếp để tránh gây kích ứng, sưng đau

Bị vết thương nên ăn gì?

Việc chăm sóc vết thương hở đúng cách là rất quan trọng, không chỉ bằng việc vệ sinh hay sử dụng thuốc mà còn bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây những thực phẩm giúp vết thương mau lành và phục hồi tốt nhất.

Thực phẩm giàu chất đạm

Chất đạm là dinh dưỡng cơ bản cho quá trình tái tạo tế bào mới, giúp vết thương liền lại nhanh chóng. Nếu thiếu chất đạm, vết thương sẽ khó lành, dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo lớn. Do đó, bạn cần bổ sung đủ chất đạm vào bữa ăn hàng ngày, từ các nguồn như thịt heo, các loại hạt, sữa, đậu hũ,…

Thực phẩm giàu sắt và vitamin B12

Sắt và vitamin B12 là hai chất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu trong máu. Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy và các dưỡng chất khác đến các mô bị tổn thương, giúp chúng phục hồi nhanh hơn. Bạn có thể tìm thấy sắt và vitamin B12 trong các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi, cá ngừ, cá hồi,…

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây hại. Vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm nhiễm ở vết thương. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả tươi như cam, chanh, quýt, kiwi,…

Ăn nhiều các thực phẩm có chứa viatmin C, protein vết thương trong bao lâu
Ăn nhiều các thực phẩm có chứa viatmin C, protein

Thực phẩm giàu kẽm và selen

Kẽm giúp kích thích quá trình phân chia tế bào mới và lành vết thương. Selen có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng. Bạn có thể tăng cường kẽm và selen từ các loại thực phẩm như hàu, cá hồi, hạt điều, hạt bí,…

Hi vọng thẩm mỹ trị sẹo với những chia sẻ trên đây bạn đã trả lời được câu hỏi vết thương bao lâu thì ăn được rau muống. Lưu ý cần kiêng cữ theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với ăn uống lành mạnh, khoa học để vết thương nhanh phục hồi và không để lại sẹo.

>> Các bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan