Khi bị vết thương hở khiến chúng ta lo lắng và kiêng dè các loại thức ăn rất nhiều. Vì sợ sẽ làm cho vết thương bị sưng, đau và để lại sẹo. Trong số những thắc mắc đó có cả những nghi ngờ về việc ăn bánh mì. Nhưng sự thật bị vết thương hở có ăn bánh mì được không? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời đúng nhất.
Ăn bánh mì tốt không?
Bánh mì là thực phẩm cung cấp rất nhiều năng lượng, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Thành phần dưỡng chất có trong bánh mì gồm: calo 230Kcal, chất béo 1g, Carbs: 13g, chất đạm 2gr, chất xơ 0.6g, sắt – Iron 3,7g và nhiều khoáng chất khác. Tuy nhiên, nếu lạm dụng ăn bánh mì quá nhiều có thể gây nên những tác dụng ảnh hưởng đến đường huyết, thiếu hụt chất xơ.
Lợi ích của việc ăn bánh mì đối với sức khỏe:
- Cải thiện hệ tiêu hóa vì bánh mì chứa nhiều chất xơ, giúp duy trì sức khỏe đường ruột. Đặc biệt, với những loại bánh mì 100% nguyên hạt sẽ có rất nhiều chất xơ và khoáng chất khác tốt cho hệ tiêu hóa.
- Ăn bánh mì giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giảm tình trạng thu hẹp mạch máu và hạn chế bệnh tim mạch.
- Ăn lượng bánh mì phù hợp trong ngày sẽ giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể học tập và làm việc.
Nguy cơ tiềm ẩn nếu ăn bánh mì quá nhiều:
- Ăn bánh mì mỗi ngày sẽ làm tăng lượng đường huyết vì lượng carbohydrate trong bánh mì hấp thụ vào máu nhanh chóng hơn.
- Ăn nhiều bánh mì sẽ làm tăng nồng độ chất béo loại triglyceride trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
- Nếu ăn nhiều bánh mì trắng sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất xơ, cản trở dây thần kinh bộ não hoạt động, khiến bạn thiếu tập trung, luôn trong trạng thái căng thẳng.
- Nếu ăn nhiều tinh bột nhưng thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn cũng sẽ dẫn đến bị táo bón, gây khó chịu, đau bụng.
- Nguyên cứu của Ý chứng minh việc ăn bánh mì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận lên đến 94% so với những thực phẩm khác.
Bị vết thương hở có ăn bánh mì được không?
Trên thực tế, các thành phần có trong bánh mì hoàn toàn không có chất nào gây ảnh hưởng đến vết thương hở nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng thực phẩm này khi có vết thương hở. Tuy nhiên, bánh mì chứa ít dưỡng chất nên không đủ khả năng làm lành vết thương. Mặc dù vậy, bạn cũng có thể tìm hiểu các công thức chế biến món ăn tốt cho vết thương từ bánh mì để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.
Nhiều người lo lắng không biết liệu bánh mì có phải đồ nếp không. Vì đồ nếp là thực phẩm cần kiêng khi có vết thương hở để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi khẳng định bánh mì không phải đồ nếp. Đây là món ăn làm từ bột mì, sữa tươi, dầu ăn,…
Chúng ta nên biết cách chế biến bánh mì phù hợp với thể trạng bị thương. Chẳng hạn như làm bánh mì bơ sữa, bánh mì hấp, bánh mì salad, bánh mì pate gan heo… Đây đều là những loại bánh mì mà nguyên liệu đi kèm không gây hại đến vết thương.
Trái lại, đối với những loại bánh mì được bày bán trên vỉa hè vào buổi sáng thì các bạn không nên dùng. Vì thành phần trong bánh mì có các thực phẩm kiêng cữ, chẳng hạn như thịt bò, trứng, thịt gà, rau muống, các loại gia vị cay nóng… Nếu ăn bánh mì với các thực phẩm này có thể khiến vết thương kích ứng, lâu lành.
Mặc dù biết bị vết thương hở có ăn bánh mì được không, nhưng về mặt sức khỏe, ăn bánh mì thường xuyên gây ra một số căn bệnh mãn tính. Hơn thế nữa, khi ăn chỉ có tác dụng no tạm thời và rất nhanh đói, không chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc lành thương.
Do đó, nếu đây là thực phẩm mà bạn thường dùng để ăn sáng thì chúng ta nên hạn chế và thay thế bằng các loại thức ăn dinh dưỡng khác. Chẳng hạn như nấu cháo thịt, cháo yến mạch, súp rau củ…
Xem thêm bài viết liên quan
- Khi cơ thể bị vết thương có ăn mì gói được không? Tại sao?
- Vết thương hở có ăn bột mì được không? Cần kiêng những gì?
Các loại thực phẩm giúp nhanh lành vết thương
Giai đoạn bị thương khiến bạn đau rát khó chịu, do vậy để mau lành da, xóa đi những vết tích thì chúng ta phải ăn đúng cách. Những thực phẩm này cần chứa các chất dinh dưỡng như sau:
– Vitamin K: Đây là chất đóng vai trò chủ chốt trong việc tái tạo mô và hỗ trợ lành thương. Vitamin K và canxi là những chất giúp kích thích sản xuất thrombin, một loại chất đông máu, giúp lành thương nhanh hơn. Các thực phẩm có chứa vitamin K như cà chua, dưa leo, bắp cải, súp lơ…
– Vitamin C: Quá trình tái tạo tế bào, thúc đẩy liên kết mô cần có sự tham gia của vitamin C. Nếu thiếu hụt sẽ làm cho vết thương bị rách ra, do đó nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm như cam, bưởi, cà chua, kiwi, ớt chuông…
– Đạm: Sở dĩ nhiều người đặt ra câu hỏi bị vết thương hở có ăn bánh mì được không là bởi bánh mì cũng chứa chất đạm cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng đạm trong loại thực phẩm này khá thấp, trái lại các loại thực phẩm như cá, sữa, đậu đỗ, phô mai… là những loại thực phẩm có thể thúc đẩy tái tạo tế bào, liền da.
– Các khoáng chất sắt, kẽm: Đây là những vi chất tham gia vào quá trình sản xuất tế bào mới trên da nên cần được bổ sung. Các thực phẩm chứa những chất này bao gồm ngũ cốc, đậu hà lan, cải súp lơ, rau bina, đậu lăng…
Với những thông tin Thẩm mỹ trị sẹo chia sẻ về các thực phẩm nên dùng và không nên dùng đã giúp mọi người biết chế độ dinh dưỡng nào thích hợp cho mình. Đồng thời vấn đề bị vết thương hở có ăn bánh mì được không đã được bật mí cụ thể. Các bạn có thể an tâm sử dụng một ít nhé!
Bình luận