Khâu vết thương nên kiêng ăn gì? Kiêng ăn trong bao lâu?


Hầu hết khi khâu vết thương các bạn thường được bác sĩ căn dặn kiêng cữ một số thực phẩm. Vậy những ai vừa khâu vết thương nên kiêng ăn gì để nó không bị kích ứng, nhiễm trùng hay gây ra sẹo xấu. Tất cả những sẽ được chia sẻ trong bài viết này.

Khâu vết thương nên kiêng ăn gì? Tại sao?

Khi có vết thương hở lớn các bác sĩ sẽ thường phải khâu vết thương lại để nó mau lành và kèm theo đó là những lời căn dặn bệnh nhân trong kiêng cữ trong ăn khi chăm sóc vết thương tại nhà. Vậy sau khi khâu vết thương nên kiêng ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm các bạn cần tránh để vết thương có thể phục hồi thuận lợi, không bị dị ứng, nhiễm trùng hay gây sẹo mất thẩm mỹ:

  • Thịt bò, thịt trâu, thịt chó

Thịt bò giàu dinh dưỡng nhưng lại không phải là thực phẩm lý tưởng cho những những người có vết thương hở bởi nó có thể gây sẹo thâm khi vết thương kéo da non.

Khâu vết thương nên kiêng ăn gì được nhiều người quan tâm
Khâu vết thương nên kiêng ăn gì được nhiều người quan tâm
  • Rau muống

Rau muống rất giàu vitamin, khoáng chất nhưng dễ gây tăng sinh collagen khiến cho da dễ bị sẹo lồi khi có vết thương đang khâu. Vì vậy, rau muống chính là đáp án cho việc khâu vết thương nên kiêng ăn gì.

  • Thịt gà, thịt vịt, thịt cút

Thịt gà, thịt vịt thường gây kích ứng, ngứa ngáy trên vết thương hở nên các chuyên gia thường khuyên bạn nên kiêng cữ thực phẩm này. Dù đây có là món ăn yêu thích thì bạn cũng cần tránh ăn các món ăn từ thịt gà, thịt vịt nhé!

  • Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, ốc, mực… dù rất giàu dinh dưỡng, khoáng chất nhưng với những ai có vết thương hở đang khâu thì lại không nên đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày vì có thể gây dị ứng, kích ứng, khiến cho vết thương ngứa ngáy, sưng viêm…  khiến cho vết thương lâu hồi phục.

  • Các chất kích thích như bia, rượu, cà phê

Những chất này có thể khiến cho cơ thể người đang có vết thương hở bị loãng máu, giảm miễn dịch khiến vết thương lâu lành. Dù không xếp vào nhóm thức uống chứa chất kích thích nhưng nước rau má, nước dừa… vì chúng cũng khiến cho vết thương mất nhiều thời gian hồi phục.

  • Các món ăn từ nếp

Các món được chế biến từ gạo nếp như chè, xôi, bánh chưng… tùy là món ăn quen thuộc và được nhiều người ưa thích nhưng lại có tính dẻo và nóng dễ gây mưng mủ làm cho vết thương dễ nhiễm trùng, lâu lành.

Xôi nếp cần kiêng nếu bạn đang có vết thương hở trên cơ thể
Xôi nếp cần kiêng nếu bạn đang có vết thương hở trên cơ thể

Khâu vết thương nên kiêng ăn thực phẩm đó trong bao lâu?

Khi đã biết khâu vết thương nên kiêng ăn gì thì các bạn cũng cần biết nên kiêng cữ trong thời gian bao lâu mới ăn uống lại như bình thường. Theo các chuyên gia thì tùy vào cơ địa của mỗi người và tình trạng sẹo nông sâu, kích thước lớn nhỏ và cách chăm sóc tại nhà sẽ có tác động đến việc đến vết thương lành nhanh hay chậm.

Bạn cần kiêng ăn các thực phẩm trên cho đến khi vết thương lành lại để tránh tình trạng kích ứng, nhiễm trùng vết thương khiến nó lâu lành lại gây sẹo xấu. Thông thường những vết thương nhỏ chỉ mất 5-7 ngày là vết thương đã ổn định và lành lại, nhiều trường hợp mất thời gian lâu hơn, có khi tầm khoảng 1 tháng hoặc có thể lâu hơn.

Bạn cần kiêng khem một số thực phẩm đến khi vết thương lành
Bạn cần kiêng khem một số thực phẩm đến khi vết thương lành

Một số lưu ý sau khi khâu vết thương hở

Bên cạnh vấn đề khâu vết thương nên kiêng ăn gì thì bạn cần lưu ý thêm một số điều dưới đây để giúp vết thương mau lành, không bị biến chứng, nhiễm trùng:

  • Bạn cần chú ý vệ sinh vết thương mỗi ngày sạch sẽ, bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau được kê toa từ bác sĩ theo đúng liều lượng và đi tái khám theo đúng lịch của bác sĩ.
  • Tránh tất cả các hoạt động mạnh hay các va chạm mạnh lên vùng vết thương khâu vì có thể khiến bung chỉ, tổn thương mô mềm thêm và mất thời gian lâu hơn mới có thể hồi phục.
  • Khi bạn biết được khâu vết thương nên kiêng ăn gì thì bạn cũng cần biết sau khi khâu vết thương thì nên ăn gì để nó nhanh chóng lành lại. Một số thực phẩm mà bạn cần bổ sung vào thực đơn như các loại trái cây họ cam quýt, trái cây quả mọng như lựu, dâu tây…; rau củ xanh lá đậm; đậu xanh, đậu nành…
  • Buổi tối trước khi ngủ bạn có thể gỡ phần băng gạc trên vết thương ra để nó thông thoáng và mau lành.

Bạn cần sử dụng thuốc giảm đau theo kê toa từ bác sĩ

Như vậy, khâu vết thương nên kiêng ăn gì đã được Viện thẩm mỹ Seoul Center chia sẻ khá chi tiết trong bài. Bên cạnh đó các bạn cũng cần lưu ý kỹ càng trong khâu vệ sinh và chăm sóc vết thương mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ/ chuyên gia. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho việc chăm sóc vết thương của bạn tại nhà và sớm bình phục để có thể thoải mái trong việc ăn uống cũng như các hoạt động hàng ngày nhé!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan