Những người vừa trải qua phẫu thuật hay bị vết thương hở thường cần kiêng khem khá nhiều trong ăn uống để không ảnh hưởng đến việc hồi phục. Trong đó, kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo lồi là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bài viết này sẽ giúp các bạn biết được cần kiêng trong thời gian bao lâu và kiêng khem những gì.
Nên kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo lồi?
Việc kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo lồi tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà các bạn cần biết để có sự linh hoạt trong việc ăn uống cũng như chăm sóc tốt vết thương.
- Cơ địa mỗi người
Cơ địa mỗi người rất khác nhau và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc kiêng ăn bao lâu. Với những người cơ địa lành, vết thương nhanh hồi phục thì bạn có thể sớm ăn uống lại bình thường. Và ngược lại những người có cơ địa dễ kích ứng, nhạy cảm thì vết thương lâu lành và bạn cần kiêng khem ăn uống lâu hơn những người khác.

Thông thường vết thương sẽ lành trong khoảng 1-2 tháng nên tùy cơ địa mà các bạn có thể phải kiêng khem lâu hay mau theo khoảng thời gian đó.
- Kích thước và độ nông sâu của vết thương
Không thể phủ nhận những vết thương nhỏ và nông sẽ nhanh lành hơn rất nhiều so với những vết thương hở rộng và sâu. Khi vết thương lành lại thì các bạn có thể ăn uống lại bình thường nên những người có vết thương nhỏ sớm lành thì thời gian kiêng khem cũng ngắn hơn.
- Quá trình chăm sóc vết thương hàng ngày
Các bạn vệ sinh và chăm sóc vết thương tốt thì vết thương sẽ nhanh lành và sẽ sớm có thể ăn uống lại như bình thường. Ngược lại việc lơ là vệ sinh, chăm sóc vết thương khiến vết thương dễ nhiễm trùng dẫn đến sẹo lồi.
Vậy chúng ta cần kiêng những thực phẩm nào để vết thương tránh bị sẹo lồi? Hãy xem tiếp phần nội dung bên dưới để có lời giải đáp nhé!

Các thực phẩm cần kiêng mà bạn nên biết
Nếu các bạn đã biết nên kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo lồi thì cần biết đâu là những thực phẩm cần phải kiêng cữ. Việc kiêng khem những món ăn mình thích trong thời gian dài thực sự là cảm giác khó chịu nhưng để vết thương được bình phục thuận lợi thì các bạn cần cố gắng tránh ăn các thực phẩm sau:
- Các món ăn từ rau muống như rau muống xào tỏi, canh chua rau muống… vì rau muống có khả năng tăng sinh collagen quá mức, trật tự các sợi collagen hình thành và phát triển một cách lộn xộn dẫn đến sẹo lồi.
- Các món ăn từ nếp như chè đậu trắng, bánh chưng, xôi… cần kiêng cữ khi cơ thể có vết thương bởi có thể gây sưng đau, mưng mủ làm cho vết thương lâu lành rồi dễ gây sẹo lồi.
- Hải sản cũng là thực phẩm hàng đầu mà bạn cần kiêng cữ khi muốn vết thương không bị sẹo lồi bởi ăn hải sản rất dễ gây dị ứng, kích ứng khiến vết thương ngứa ngáy, lâu lành.

- Các loại thịt đỏ giàu đạm như thịt bò, thịt trâu… dễ khiến cho vết thương thâm sạm, không đều màu, loang lổ rất ảnh hưởng tính thẩm mỹ.
- Các món ăn chứa các gia vị cay nóng như tiêu, ớt… hay các món chứa nhiều dầu mỡ thì cần hạn chế tối đa bởi chúng có tính nóng dễ khiến vết thương lâu lành.
- Các thức uống chứa cồn, hay thức uống có ga sẽ khiến cho vết thương lâu hồi phục bởi nó chứa nhiều chất khiến máu khó đông từ đó, vết thương phải mất nhiều thời gian mới có thể lành lại.
- Các loại nước chấm quen thuộc trong các bữa ăn như nước tương, mắm nêm… cũng cần được kiêng khem bởi chúng rất dễ khiến vết thương bị kích ứng, vùng da non thâm sạm, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm.
- Trong quá trình vết thương liền lại thì các bạn cũng cần chú ý kiêng ăn trứng gà, trứng vịt bởi chúng sẽ khiến vùng da non chuyển sang trắng, loang lổ… mất thẩm mỹ khi lành lại.
Vết thương có thể bị sẹo lồi nếu không kiêng khem kỹ càng
Ngoài các thực phẩm cần tránh thì bạn cũng cần chú bổ sung dinh dưỡng để cơ thể mau lành vết thương. Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu. Một số thực phẩm có thể giúp thúc đẩy vết thương nhanh lành mà các bạn cần biết như trái cây họ cam chanh; các loại quả mọng như lựu, nho, dâu tây… ; cà rốt, cà chua, bông cải, đu đủ…
Như vậy, kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo lồi phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa mỗi người, tình trạng vết thương và cách các bạn vệ sinh, chăm sóc vết thương. Việc tuân thủ đúng những kiêng khem cần thiết có sẽ hạn chế những dấu vết xấu khi vết thương lành lại như sẹo, thâm, da không đều màu… Việc phải kiêng khem những món ăn yêu thích khá khó khăn với nhiều người nhưng các bạn cần cố gắng cho đến khi vết thương bình phục thì mới nên ăn uống lại như bình thường nhé! Chúc bạn sẽ sớm bình phục với làn da láng mịn, không sẹo xấu.
Bài viết cùng chủ đề:
Bình luận