Thâm mụn không quá khó để loại bỏ như các vết sẹo lồi, lõm khác xuất hiện trên da. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng biện pháp, sẹo thâm có thể nghiêm trọng và dễ gây viêm nhiễm. Bật mí 5 loại mặt nạ trị sẹo thâm từ thiên nhiên sau đây, sẽ giúp cứu cánh cho da thâm mụn vô cùng hữu hiệu.
Nguyên nhân hình thành nên sẹo thâm trên da
Khi xuất hiện vết thương hở trên cơ thể, da có khả năng thúc đẩy sản sinh collagen bên trong mô tế bào để chữa lành vết thương. Sẹo chính là kết quả của quá trình tự dưỡng đó.
Sẹo thâm rất dễ xuất hiện dù là vết thương nhỏ. Không gây mất thẩm mỹ như các vết sẹo lồi, sẹo lõm… vết thâm được chăm sóc đúng cách sẽ loại bỏ nhanh chóng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không trang bị đầy đủ kỹ năng dưỡng da sẹo thâm khoa học, bạn có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và kéo dài chu trình trị sẹo của mình.

Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra sẹo thâm trên da mặt để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời:
- Sẹo thâm hình thành do nặn mụn trứng cá không đúng cách: Khi da mặt có tình trạng mụn trứng cá diễn ra, chúng ta hay có thói quen nặn mụn và sờ tay thường xuyên lên mặt. Đây chính là phần lớn nguyên nhân gây ra sẹo.Nặn mụn không đúng cách dễ gây tổn thương tới vết mụn và vùng da xung quanh. Da có thể bị viêm nhiễm và tụ máu bầm dưới da khiến vết thâm hình thành.
- Sẹo thâm do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Với làn da đang trong chu kỳ hình thành sẹo, thường rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng dù ít nhiều đều khiến gia tăng sắc tố melanin trên vùng da có sẹo, điều này gây xuất hiện vết thâm, làn da sẽ sậm màu và thô ráp hơn các khu vực lân cận.
- Sẹo thâm xuất hiện do những vết thương trên da: Thông thường các vết thương sau tai nạn như ngã xe, vết mổ, phẫu thuật, thủy đậu, bỏng da… sẽ thúc đẩy melanocyte sản xuất sắc tố melanin ở quá trình chữa vết thương tự nhiên. Điều này khiến vết sẹo hình thành có màu đậm hơn bình thường và tình trạng sẽ nặng hơn nếu không có biện pháp điều trị sẹo phù hợp.
- Chăm sóc da sau mụn không đúng cách: Khi mụn được lấy nhân, lúc này làn da bắt đầu hình thành sẹo, lớp da non mỏng manh bắt đầu tái tạo và rất nhạy cảm với các nhân tố xung quanh. Vì thế, vùng da này cần được chăm sóc theo đúng chỉ dẫn của chuyên da da liễu, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, loại bỏ kem trị mụn sau khi mụn đã lấy nhân xong, không tự ý cạy vảy, đắp mặt nạ trị sẹo thâm, thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý giúp cân bằng hormone, vệ sinh da sạch sẽ tránh gây viêm và bít tắc lỗ chân lông.
Cách phòng tránh và hạn chế sẹo thâm
Phòng tránh sẹo thâm bằng cách nào?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, câu nói này luôn đúng và giúp tiết kiệm mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta. Để không mất một mớ thời gian, tiền bạc cho việc chữa thâm, tốt nhất hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh để hạn chế sẹo thâm trên da mặt, nuôi dưỡng làn da đẹp đúng cách.

Các biện pháp phòng tránh sẹo thâm cũng vô cùng đơn giản, dựa vào những nguyên nhân đã kể trên, chúng ta thực hiện một số cách như sau:
Đối với vết thương nhẹ
- Cẩn thận với các vật dụng sắc nhọn như dao, kéo, hoặc nặn mụn đúng chỉ dẫn dể giảm thiểu tiết diện tác động lên da.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị thương bằng nước muối sức lý và cồn sát khuẩn thường xuyên.
- Sử dụng nghệ tươi để thoa trực tiếp lên vết thương nhỏ.
Đối với các vết thương hở, vết thương do phẫu thuật
- Đi đứng an toàn hạn chế gây tai nạn và bị thương không đáng có trên khuôn mặt.
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, thay bông gạc cho vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tránh ăn các thực phẩm dễ gây sẹo như: thịt bò, rau muống, đồ nếp, hải sản, trứng…
- Luôn bảo vệ vết thương trước tác động của ánh nắng mặt trời, điều này giúp hạn chế sẹo thâm đáng kể.
- Sử dụng kết hợp với các kem, thuốc bôi hỗ trợ điều trị sẹo chất lượng.
Đối với các vết thương do phỏng
Đặc biệt là phỏng nguy cơ để lại thâm là vô cùng lớn. Chính vì thế, để hạn chế tình trạng này, cần thực hiện:
- Cẩn thận với các dụng cụ dễ gây bỏng da mặt như máy là tóc, phích nước nóng, xoong nồi ở khu vực nấu ăn…
- Sử dụng các vật dụng bảo vệ: gang tay, tạp dề.
- Khi bị phỏng, cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách xối trực tiếp nước lạnh vào vùng phỏng và giữ vệ sinh sạch sẽ. Vết phỏng sẽ dịu xuống ngay lập tức.
- Ăn uống hợp lý giúp da nhanh chóng lành vết thương, đồng thời sử dụng thuốc điều trị sẹo phỏng theo chỉ định của bác sĩ.
Một số lưu ý để hạn chế hình thành sẹo thâm trên da
- Vệ sinh vết thương thường xuyên bằng nước muối sinh lý và cồn sát khuẩn.
- Kết hợp bôi nghệ tươi hoặc thuốc điều trị sẹo cho vùng da đã lên da non.
- Hạn chế tác động mạnh có thể gây trầy xước lên vết thương cũ.
- Tránh các thực phẩm giàu protein khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo thâm, lồi lõm trên da. Hạn chế tối đa: trứng, đồ nếp, thịt bò, rau muống, thịt gà, hải sản, các đồ uống có ga, rượu bia…
- Bổ sung hoa quả, thực phẩm giàu dưỡng chất, năng lượng cho quá trình liền sẹo, thúc đẩy sản sinh collagen dưới da, tăng sự đàn hồi và lưu thông dinh dưỡng tới các vùng da tổn thương một cách nhanh chóng.
- Đảm bảo 2-3 lít nước một ngày cho da, cân bằng độ ẩm và cấp nước bằng các kem dưỡng, xịt khoáng…
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh các áp lực để tình trạng stress diễn ra trong quá trình điều trị sẹo thâm trên da.
- Và đặc biệt, bảo vệ làn da bằng nhiều biện pháp chống nắng khác nhau khi đi ra ngoài.
Cách trị sẹo thâm đen bằng mặt nạ tự nhiên ngay tại nhà
Nếu làn da đã bắt đầu hình thành sẹo và có màu sắc sẫm hơn các vùng da lân cận, thì nguy cơ sẹo thâm của bạn đã trở thành hiện thực rồi. Lúc này, cần thực hiện ngay việc chăm sóc, điều trị sẹo thâm cho da thôi.
Bằng nhiều công nghệ tiên tiến và các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị sẹo, vết thâm không còn là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, bạn luôn muốn sự an toàn, tiết kiệm và vô cùng đơn giản, thì mặt nạ trị sẹo thâm là giải pháp tối ưu cho mọi chị em. Hãy cùng tham khảo những loại mặt nạ tự nhiên để thực hiện trị thâm ngay tại nhà vô cùng hiệu quả:
Trị sẹo thâm vô cùng đơn giản với nước chanh
Không còn xa lạ với công dụng của nước cốt chanh tươi cho các vấn đề da thường gặp. Với hàm lượng axit citric và vitamin C cực kỳ lớn, nước cốt chanh được sử dụng như một chất làm sạch tế bào chết trên da, giúp tái tạo làn da và loại bỏ nhanh các vết thâm mụn hiệu quả.

Cách thực hiện:
– Cho một lượng nước cốt chanh vừa đủ vào bát sạch.
– Sử dụng tăm bông thoa trực tiếp nước cốt chanh lên các vùng sẹo thâm, bôi 5 lớp liên tục và giữ nguyên mặt nạ trong khoảng 30 phút.
– Rửa sạch mặt với nước ấm.
– Tần suất thực hiện: 4 lần/ tuần.
– Lưu ý: Đối với làn da nhạy cảm cần pha loãng nước cốt chanh với một chút nước lọc. Đồng thời mặt nạ trị sẹo thâm bằng nước cốt chanh có tính tẩy rửa cao, nên luôn luôn chú ý chống nắng cho da sau khi đắp mặt nạ. Tránh tác động của tia UV tới các vết thâm và làn da của bạn.
Loại bỏ thâm đen lâu ngày với mặt nạ nghệ
Nghệ là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để làm lành da và điều trị sẹo thâm trong dân gian. Có chứa lượng Curcumin không nhỏ, giúp xóa mờ vết thâm và sẹo da trở nên mềm mại nhanh chóng.

Bên cạnh đó mặt nạ trị sẹo thâm bằng nghệ còn kích thích sản sinh tế bào, tái tạo thay thế các hắc tố bằng tế bào da non mới, đồng đều với màu da hơn. Không những thế, nghệ tươi còn được sử dụng với công năng của một dưỡng chất kháng viêm vô cùng hữu ích cho cơ thể.
Cách thực hiện:
– Sử dụng 1 củ nghệ tươi, làm sạch và loại bỏ hoàn toàn vỏ. Đêm đi xay nguyên và trộn với 1 muỗng sữa chua chua không đường.
– Làm sạch da mặt kỹ càng rồi tiến hành đắp mặt nạ, thực hiện massage nhẹ nhàng cho các vùng da thâm, rồi để yên mặt nạ trong khoảng 20 phút.
– Rửa sạch mặt với nước ấm đảm bảo loại bỏ hết màu vàng và tinh dầu của nghệ còn bám trên da.
– Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng mật ong điều trị sẹo thâm
Mật ong chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dưỡng da và điều trị các vấn đề da liễu hiệu quả. Enzyme, acid, đường tự nhiên…thẩm thấu qua da và hoạt động tương tự như một chất diệt khuẩn hữu hiệu, loại bỏ tế bào chết ở các vùng da sẹo thâm giúp làm mờ và đẩy nhanh khả năng tái tạo da nhanh chóng.

Cách thực hiện mặt nạ trị sẹo thâm bằng mật ong:
- Kết hợp 2 muỗng mật ong với 5 giọt nước cốt chanh, 1 muỗng sữa chua không đường.
- Trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên các vùng da thâm sau khi được làm sạch.
- Massage hỗn hợp lên da trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh.
- Hỗn hợp mật ong, nước cốt chanh và sữa chua nên thực hiện 2 lần/ 1 tuần, không chỉ giúp khử mùi, kháng khuẩn, điều trị sẹo thâm và thúc đẩy làn da mịn màng, tươi trẻ.
Đánh bay vết sẹo thâm với mặt nạ tỏi
Không chỉ là gia vị thân thuộc trong gian bếp, tỏi được ví như một dược liệu quý để điều trị vấn đề mụn và thâm sau mụn.
Mặt nạ trị sẹo thâm bằng tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương. Đáp ứng cơ chế xóa mờ thâm sạm và ngăn chặn sắc tố melanin gia tăng, hợp chất allicin có trong tỏi cần được bổ sung thường xuyên cho làn da đang cần điều trị sẹo.

Không những loại bỏ vết thâm nhanh chóng, làn da sau khi đắp mặt nạ còn mịn màng hơn rất nhiều.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 1-2 nhánh tỏi được rửa sạch và cho vào máy xay xay nhuyễn, rồi đổ ra một chén nhỏ
- Trước khi đắp mặt nạ, cần rửa sạch mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn nở. Thoa trực tiếp hỗn hợp lên vùng sẹo thâm, thực hiện 5 lớp kế nhau và giữ nguyên trong 10 phút.
- Rửa sạch mặt bằng nước sạch.
- Tần suất thực hiện: 2 lần/ 1 tuần để làm mờ vết thâm trong thời gian ngắn.
Mặt nạ rau má trị sẹo thâm đen lâu ngày
Nhiều người sử dụng rau má là nước uống giải nhiệt cơ thể, ít tai nghĩ tới việc ứng dụng nó làm mặt nạ trị sẹo thâm vô cùng nhanh chóng, đơn giản. Trong rau má có chứa hàm lượng triterpenoids, đây là thành phần chủ yếu trong một số sản phẩm trị sẹo hiện nay. Chúng giúp tăng cường tuần hoàn máu và hoạt động trao đổi chất, phân chia tế bào để lớp thâm đen nhanh chóng được thay thế bằng lớp da non mới.

Bên cạnh đó, khả năng sát khuẩn giúp làn da trở nên khỏe hơn.
Có thể nói, lá rau má tươi là một trong những mặt nạ trị sẹo thâm đen lâu ngày rất hiệu quả
Cách thực hiện:
- Sử dụng một lượng rau má tươi sạch, đem cắt nhỏ và xay nhuyễn.
- Làm sạch vùng da bị thâm bằng nước ấm và thoa đều hỗn hợp lên.
- Đắp mặt nạ trong vòng 20 phút để da hấp thu dưỡng chất.
- Sau đó rửa lại mặt bằng nước sạch.
- Tần suất thực hiện: đắp mặt nạ trị sẹo thâm 3 lần/ 1 tuần.
Một số lưu ý sau khi đắp mặt nạ trị sẹo thâm da
- Không lạm dụng đắp mặt nạ trị sẹo thâm quá nhiều cho da. Cần thực hiện điều độ và kiên trì theo chỉ dẫn.
- Vệ sinh da mặt kỹ càng sau khi đắp mặt nạ. Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các chất cặn còn sót lại của mặt nạ, không gây bít tắc lỗ chân lông, có thể gây viêm nhiễm và mụn trên da.
- Bảo vệ làn da trước mọi tác động của ánh nắng mặt trời.
- Kết hợp với các sản phẩm điều trị thâm để rút ngắn quá trình xóa bỏ vết thâm hoàn toàn khỏi da mặt.
- Cẩn thận khi thực hiện massage đắp mặt, nhẹ nhàng và không gây bất kỳ vết xước nào cho da.
Tìm hiểu nguyên nhân, thực hiện các biện pháp phòng tránh và áp dụng 5 mặt nạ trị sẹo thâm vô cùng đơn giản ngay tại nhà. Hy vọng, bài viết vừa rồi sẽ đồng hành cùng bạn loại bỏ hoàn toàn vấn đề thâm da một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Bình luận