Sẹo lồi ở tai là một trong những biến chứng thường gặp sau xỏ khuyên hay trích sụn cho phẫu thuật thẩm mỹ. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp khách hàng lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp. Trong bài viết ngày hôm nay chuyên gia sẽ giúp bạn nhận dạng đặc điểm, xác định nguyên nhân và lựa chọn kỹ thuật xử lý sẹo phù hợp.

Dấu hiệu hình thành sẹo lồi ở tai
Sau những tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ để lại những vết sẹo lồi ở lại. Việc nhận biết sớm dấu hiệu hình thành sẹo sẽ giúp khách hàng can thiệp kịp thời tránh thành sẹo vôi hóa khó điều trị. Dưới đây là những dấu hiệu ban đầu mà bạn có thể dễ dàng nhận biết:
- Vành tai, dái tai có dấu hiệu hơi ngứa, ngay chỗ vết thương gồ lên như nốt mụn thịt nhưng không gây đau đớn.
- Sẹo có màu đỏ hồng hoặc màu nâu thường xuất hiện ở dái tai hoặc vành tai.

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi ở tai
Bất kỳ tổn thương nào ở tai cũng có thể để lại vết sẹo lồi, tùy vào cơ địa khách hàng, mức độ thương tổn cũng như cách chăm sóc và điều trị. Dưới đây là những nguyên nhân thường thấy nhất dựa trên khảo sát thực tế ở khách hàng:
- Do bị mụn trứng cá thể nặng hay do bị thủy đậu làm thay đổi cấu trúc da ở tai và để lại những vết sẹo lồi mất thẩm mỹ.
- Do xỏ khuyên tai với mức độ dày đặc hoặc ở những vùng da nhạy cảm như vành tai. Sau xỏ khuyên cũng chăm sóc không kỹ gây nhiễm trùng, sưng đau, mưng mủ thì nguy cơ để lại sẹo cũng rất cao.
- Do phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ mũi cần dùng đến sụn tai. Nhiều cơ địa nhạy cảm dễ bị sẹo sau khi tách sụn sẽ để lại vết sẹo lồi lớn, rất mất thẩm mỹ và khó điều trị.

Loại bỏ sẹo lồi ở tai bằng cách nào?
Có nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ những vết sẹo lồi xuất hiện ở tai. Tùy theo từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phẫu thuật, xạ trị, tiêm corticoid hay laser. Cụ thể được chia sẻ dưới đây:
Phẫu thuật cắt bỏ
Phương pháp này ưu tiên cho những vết sẹo có kích thước lớn, sẹo sau thẩm mỹ, lâu năm và không thể điều trị bằng các kỹ thuật khác. Bởi rủi ro hình thành thêm sẹo mới rất cao nếu không thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách. Ưu tiên xử lý bởi bác sĩ có tay nghề cao tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín

Bông tai áp lực
Loại bông tai này thường được chỉ định cho khách hàng sau phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi để ngăn ngừa sẹo tái phát. Thời gian đeo ít nhất 16 tiếng một ngày và đeo liên tục từ 6 đến 12 tháng nên có thể gây khó chịu cho khách hàng.

Xạ trị
Xạ trị giúp làm giảm kích thước sẹo một cách hiệu quả, được ưu tiên áp dụng cho cả sẹo nhỏ và sẹo có kích thước lớn. Thường chỉ được chỉ định tại các cơ sở thẩm mỹ lớn hay bệnh viện da liễu, bắt buộc phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao để xác định tia xạ phù hợp.

Phương pháp không phẫu thuật
Thường bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc tại chỗ đối với vết sẹo mới hình thành, kích thước nhỏ và trên đối tượng khách hàng ngại phẫu thuật. Thời gian điều trị tương đối lâu và hiệu quả không cao.
Tiêm corticoid
Sử dụng hoạt chất tiêm tan trực tiếp vào vết sẹo lồi nhằm phá vỡ mô sẹo và ngăn ngừa sự tăng trưởng collagen quá mức. Ưu tiên thực hiện cho vết sẹo nhỏ, hiệu quả điều trị lên đến 80% và tần suất cách nhau 2 – 3 tuần liên tục trong vòng 3 – 6 tháng.

Điều trị bằng laser
Laser CO2 giúp loại bỏ sẹo lồi ở tai hiệu quả, giúp giảm kích thước và loại bỏ mô sẹo một cách hiệu quả. Phù hợp cho những vết sẹo nhỏ, mới hình thành, hiệu quả điều trị khoảng 80% và cần thực hiện ít nhất 8 – 10 lần.

Cách để phòng ngừa sẹo lồi ở tai?
Sẹo lồi ở tai rất khó để điều trị hoàn toàn do đó ngay từ ban đầu khách hàng nên tìm hiểu để phòng ngừa hiệu quả. Theo chuyên gia để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị sẹo lồi, bạn nên chú ý:
- Sau một thời gian xỏ khuyên tai nếu thấy vùng da này bị gồ lên, có triệu chứng sưng đau hoặc khó chịu thì nên tháo khuyên sớm, theo dõi và lựa chọn phương pháp tác động ngay lập tức lên vùng da này.
- Nếu cơ địa nhạy cảm, từng bị sẹo lồi sau xỏ khuyên thì nên cân nhắc thực hiện phương pháp này.
- Khi lựa chọn phẫu thuật mũi và cần dùng đến sụn tự thân bạn nên cân nhắc dùng ở các vùng da khác thay vì ở tai vì dễ để lại sẹo lồi.
- Sau phẫu thuật hay xỏ khuyên cần chăm sóc và vệ sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tránh để vết thương nhiễm trùng, sưng đau, mưng mủ sẽ nâng cao nguy cơ hình thành sẹo. Ăn uống trong giai đoạn tai có vết thương cũng nên cẩn thận, tránh ăn nhiều rau muống, nước tương, thịt bò sẽ bị sẹo thâm, sẹo lồi rất cao.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách phòng ngừa và điều trị sẹo lồi ở tai đúng cách. Xử lý sớm ngay từ khi mới hình thành sẽ giảm thiểu khả năng bị sẹo và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm:
- Sẹo lõm mới hình thành làm sao ngăn chặn?
- So sánh các loại kem trị sẹo thâm ngã xe
Bình luận