banner thang 12
banner thang 12

Thời gian ăn kiêng chống sẹo bao lâu mới đảm bảo an toàn?


Thời gian ăn kiêng chống sẹo bao lâu là thời điểm quan trọng giúp bảo vùng da khi bị thương. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu kỹ và cố gắng duy trì cho đến khi vết thương khỏi hẳn. Vậy, cụ thể nên kiêng trong bao lâu?

Thời gian ăn kiêng chống sẹo bao lâu?

Sẹo là một điểm xấu trên cơ thể do những tổn thương da tạo nên sau khi lành. Để ngừa sẹo, thông thường chúng ta sẽ kiêng ăn những thực phẩm như hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, rau muống, trứng gà, thịt chó… Đây đều là những thực phẩm làm cho vết thương bị đau nhức, sưng, mưng mủ dẫn đến sẹo thâm, sẹo lồi.

Kiêng ăn khi bị thương khoảng bao lâu?
Kiêng ăn khi bị thương khoảng bao lâu?

Thông thường thời gian ăn kiêng chống sẹo khoảng 1-2 tuần. Thời điểm này vết thương đã tái tạo tế bào mới, kéo miệng và dần lành lại. Tuy nhiên, thời gian kiêng cữ bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trong đó, mức độ bị thương là yếu tố chính, nếu vết trầy xước nhẹ thì thời gian kiêng sẽ mau hơn. Nhưng nếu vết thương nặng, vết phẫu thuật thẩm mỹ thì thời gian kiêng sẽ lâu hơn, thông thường khoảng 1 tháng.

Bên cạnh đó, thời gian kiêng chống sẹo còn phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người. Những ai có cơ địa lành và chăm sóc tốt vết thương, mau chóng phục hồi hơn thì có thể ăn thoải mái. Trái lại, những ai có cơ địa dữ thì nên kiêng cho đến khi lành hẳn.

Cách giúp vết thương nhanh lành, ngăn ngừa sẹo hình thành

Trước tiên, chúng ta cần hiểu giai đoạn quan trọng cần chăm sóc kỹ khi bị thương. Vì thời điểm này chính là giai đoạn có thể làm cho vết thương nghiêm trọng hơn, trở nên thâm sẹo.

Thời gian kiêng ăn chống sẹo tùy thuộc vào mức độ vết thương
Thời gian kiêng ăn chống sẹo tùy thuộc vào mức độ vết thương

Cụ thể, giai đoạn sưng viêm là thời điểm dễ dẫn đến viêm nhiễm, vết thương khó chịu. Lúc này, nếu không chăm sóc kỹ và kiêng ăn sẽ gây sẹo xấu trên da. Tiếp đến là giai đoạn tăng sinh, đây là giai đoạn hình thành collagen giúp lành miệng vết thương. Lúc này nếu không cung cấp đủ collagen thì sẽ tạo thành sẹo lõm, hoặc quá nhiều collagen sẽ gây nên sẹo lồi, sẹo phì đại.

Các thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho vết thương
Các thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho vết thương

Trong quá trình bị thương, để đẩy nhanh thời gian ăn kiêng chống sẹo, giúp nhanh lành da, chúng ta cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cần thiết như sau:

– Ăn các loại thực phẩm chứa kẽm từ thịt heo, cá hồi, cá thu, lạc, đậu nành, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan…

– Thực phẩm chứa Glutathione và Selen như măng tây, khoai tây, cà chua… giúp duy trì làn da khỏe mạnh, giảm sản sinh sắc tố melanin, ngăn ngừa hình thành sẹo

– Thực phẩm chứa Beta carotene như đu đủ, khoai lang, quả gấc… có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, loại bỏ hắc tố melanin, chống sẹo thâm.

– Thực phẩm chứa vitamin A, B,C, E giúp chống oxy hóa, đẹp làn da, chống thâm sẹo như gan động vật, sữa, cà rốt, bí đỏ, cam, chanh, bưởi, dứa, dâu tây, xoài, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, rau diếp cá, súp lơ, rau ngải cứu, các loại rau xanh…

– Thực phẩm giàu collagen giúp sáng da, tăng tính đàn hồi, loại bỏ thâm sẹo, đều màu da. Nhưng cần tránh ăn rau muống vì đây là loại rau gây tăng sinh collagen quá mức sẽ tạo sẹo lồi.

Trước khi thời gian ăn kiêng chống sẹo kết thúc thì các bạn nên bổ sung những dưỡng chất kể trên. Bên cạnh đó, khi vết thương kéo da non, chúng ta có thể dùng thuốc bôi sẹo để nhanh chóng làm mờ sẹo.

Cách chăm sóc vết thương chống sẹo

Khâu ăn uống quan trọng liên quan đến vết thương bị sẹo sau khi lành. Bên cạnh đó, khâu chăm sóc cũng không kém phần quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình lành da, phòng ngừa sẹo. Vậy, trong thời gian ăn kiêng chống sẹo nên làm gì?

Ngừa sẹo hiệu quả bằng kem đặc trị
Ngừa sẹo hiệu quả bằng kem đặc trị

– Sát khuẩn vết thương bằng nước muối sinh lý, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng.

– Không nên sờ, cạy, bóc lớp mài làm rách miệng vết thương rất dễ bị nhiễm trùng và thâm sẹo.

– Không nên thoa thuốc hay kem chống sẹo khi vết thương còn sưng tấy, miệng chưa lành.

– Nếu vết thương nhỏ thì không cần băng bó, nên để khô thoáng sẽ mau lành da hơn. Nhưng vết thương sâu, đường rạch khá lớn thì nên băng lại để tránh va chạm.

– Không nên để vết thương chạm nước sẽ làm ẩm ướt, lở loét lâu lành da.

– Khi vết thương kéo da non sẽ có cảm giác ngứa ngáy, châm chích nhưng không nên gãi, thói quen này sẽ làm rách vết thương gây chảy máu, thâm sẹo nặng hơn.

– Không nên vận động, va chạm mạnh đến vết thương.

– Chú ý đến việc nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, không nên căng thẳng. Đồng thời nên uống nhiều nước, dùng thuốc trị thương có hỗ trợ chống sưng viêm, ngừa sẹo…

Như vậy, thời gian ăn kiêng chống sẹo cũng không quá lâu, chỉ kéo dài khi vùng da non được hình thành thì các bạn có thể ăn uống tự do. Nhưng cần phải chăm sóc vết thương, bôi kem chống sẹo hoặc dùng nguyên liệu tự nhiên như nghệ đắp sẽ hạn chế được sẹo hình thành.

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan