Vết thương hở là những chấn thương có thể nhìn thấy bên ngoài da do bị trầy xước, vết cắt, tai nạn,… Những vết thương này nếu không được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách, đặc biệt là kiêng cữ trong ăn uống sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn cao, để lại sẹo và vết thâm. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc không biết vết thương hở ăn đậu hủ được không? Tham khảo những thông tin dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!

Giá trị dinh dưỡng có trong đậu hủ
Đậu hủ là thực phẩm được làm từ hạt đậu nành, nước và thành phần làm đông đặc. Đây là thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng, dùng để chế biến nên những món ăn ngon, hấp dẫn, phù hợp với hầu hết mọi bữa ăn, dù là chay hay mặn. Do đó, khi có vết thương hở ăn đậu hủ được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng điểm qua những giá trị dinh dưỡng có trong đậu hủ nhé.
Đậu hủ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: kẽm, kali, magie, sắt, protein, phốt pho, canxi,… Có rất nhiều bằng chứng khoa học khẳng định rằng, đậu hủ mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe như:
– Giảm nguy cơ béo phì nhờ hàm lượng chất béo và calo thấp. Ngoài ra, hàm lượng protein khủng và các dưỡng chất thiết yếu có trong đậu hủ sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết của người béo phì ở mức an toàn.
– Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu, đồng thời giúp cơ thể gia tăng hàm lượng cholesterol tốt. Thêm nữa, trong đậu hủ còn có thành phần conglycinin và peptides-glycinin có khả năng giảm sưng viêm và những tổn thương mạch máu trong cơ thể, từ đó giúp giảm huyết áp máu.

– Ngăn ngừa ung thư đại tràng nhờ hàm lượng selen dồi dào, đồng thời protein có trong đậu hủ còn có vai trò đàn áp sự phát triển của khối u, đặc biệt là khối u ở vú và tuyến tiền liệt.
– Hàm lượng isoflavonoids và flavonoids trong đậu hủ có công dụng phục hồi hàm lượng estrogen và làm giảm các triệu chứng như đau đầu, khó ngủ,… ở chị em trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh.
Vậy vết thương hở ăn đậu hủ được không?
Mặc dù hứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng liệu khi có vết thương hở ăn đậu hủ được không?
Chắc hẳn, bạn đã từng nghe những người có vết thương hở thì nên kiêng ăn thịt bò, thịt gà, trứng,… bởi những thực phẩm này chứa nhiều protein, có thể gây ra nhiều rủi ro như sẹo lồi, sẹo thâm và khiến vết thương bị kích ứng, ngứa ngáy. Tuy nhiên, protein từ thực vật thì lại rất cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương, góp phần hình thành các sợi collagen, giúp vết thương nhanh lành và trở nên đều màu với những vùng da còn lại. Do đó, với thắc mắc vết thương hở ăn đậu hủ được không thì câu trả lời là CÓ.
Trong đậu hủ có chứa đến 40% protein. Với nguồn protein này, bạn sẽ không cần phải lo lắng về lượng chất béo hay cholesterol xấu gây hại cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến vết thương hở. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, bạn có thể thấy được trong đậu hủ còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Những chất này đều là yếu tố cần thiết giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ tuần hoàn máu để nuôi dưỡng và tái tạo tế bào mới ở vùng da bị thương.

Ngoài ăn đậu hủ, để vết thương mau lành, bạn có thể bổ sung thêm vitamin A, vitamin C từ các loại rau củ và trái cây như: cam, quýt, bưởi, cà rốt, cà chua, ớt chuông,…
Những lưu ý khi ăn đậu hủ mà bạn cần biết
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề vết thương hở ăn đậu hủ được không thì bạn còn cần lưu ý đến những điều sau để đậu hủ phát huy tối đa tác dụng, tránh những rủi ro không đáng có:
– Không ăn đậu hủ khi đang uống thuốc tetracyclin bởi trong đậu hủ rất giàu canxi, magie – đây là những chất có phản ứng với thành phần trong thuốc, có thể làm thay đổi thành phần của thuốc, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc.
– Không ăn đậu hủ với mật ong vì trong mật ong chứa nhiều enzyme, còn đậu hủ chứa nhiều chất khoáng, nếu ăn chung sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể, gây tiêu chảy hay ngộ độc.
– Không ăn nhiều đậu hủ trong thời gian dài bởi có thể gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, đặc biệt là những ai mắc bệnh gout hoặc thiếu i-ốt. Chỉ nên ăn đậu hủ 3 lần/tuần, mỗi lần không quá 100g.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho bạn biết vết thương hở ăn đậu hủ được không. Hy vọng rằng, qua đây bạn đã biết cách chăm sóc vết thương của mình. Tuy nhiên nếu vết thương lớn, hãy thăm khám trực tiếp tại các cơ sở uy tín và tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để vết thương mau chóng hồi phục nhé!
Xem thêm:
Bình luận