Mực nướng, mực xào, mực hấp… nghe đến tên các món ăn làm từ mực thôi cũng đủ khiến chúng ta phát nghiền. Tuy nhiên, lúc cơ thể đang bị thương hở da thì không được ăn mực. Đa phần mọi người đều khuyên bảo chúng ta như thế, nhưng một số khác lại khuyên nên dùng. Vậy kết luận là vết thương hở ăn mực được không? Thông tin nào mới chính xác?
Vết thương hở ăn mực được không? Những thực phẩm nên kiêng
Giá trị dinh dưỡng của mực
Mực vốn là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hàm lượng protein dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, mực lại giàu vitamin và khoáng chất với các loại như vitamin B12, vitamin C, canxi, kẽm, phốt pho…

Ăn nhiều mực tốt cho sự phát triển của xương và răng, cải thiện tình trạng thiếu máu, đau nửa đầu, tốt cho tim mạch, thư giãn hệ thần kinh…
Vết thương hở ăn mực được không? Vì sao?
Cũng chính vì mực có giá trị dinh dưỡng cao giúp hình thành hồng cầu nên một số ý kiến cho là nên ăn khi bị thương. Vậy, bị vết thương hở ăn mực được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bị vết thương hở không nên ăn mực, bởi những lý do như sau:
– Thành phần mực chứa nhiều protein lạ nên khi ăn cơ thể sẽ phản ứng với những loại protein này. Từ đó sinh ra kháng nguyên kích thích hệ miễn dịch dẫn đến những dị ứng. Biểu hiện của việc kích thích này là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó thở…
– Đối với vết thương hở khi bị kích ứng dẫn đến sưng tấy, ngứa, đau nhức, nổi mủ, nặng nhất là nhiễm trùng kéo dài. Hậu quả của biến chứng này là sinh ra sẹo xấu khi vết thương lành lại.
Bị thương hở kiêng ăn gì?
Không chỉ là bị vết thương hở ăn mực được không mà ngay cả những loại hải sản cũng kiêng ăn bao gồm: Tôm, cua, ghẹ, ốc, sò, nghêu, bạch tuộc, các loại cá biển…

Ngoài ra, còn kiêng một số loại thực phẩm có tính nóng, gây kích ứng vết thương bị sưng, đau nhức, mưng mủ và để lại sẹo lồi nghiêm trọng như thịt gà, đồ nếp, rau muống, thịt bò, đồ ăn cay nóng, chất kích thích (bia, rượu), nước uống có gas…
Kiêng ăn trong bao lâu?
Tùy vào mức độ bị thương và cơ địa của mỗi người mà chúng ta kiêng cữ. Thông thường đối với những vết thương lớn phải kiêng mực cũng như các thực phẩm gây kích ứng từ 1-2 tháng.
Đối với những vết thương nhẹ, không quá sâu và nhanh kéo da non tầm khoảng 1-2 tuần thì có thể ăn bình thường. Mức độ phục hồi còn do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vết thương của từng người. Do vậy, chúng ta hãy cố gắng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và bảo vệ vết thương cho thật tốt.
Bị vết thương hở nên ăn gì? Cách chăm sóc ra sao?
Thông tin chính xác vết thương hở ăn mực được không đã được chia sẻ đến bạn. Và giờ thì chúng ta hãy “truy tìm” những món ăn nên dùng có lợi cho vết thương, tốt cho sức khỏe.
Bị vết thương hở nên ăn gì?

– Trong giai đoạn bị thương nên bồi bổ nhiều protein từ thịt nạc, trứng, ngũ cốc dinh dưỡng, bột yến mạch… Những loại thực phẩm này có tác dụng tái tạo tế bào, hỗ trợ lành thương rất tốt.
– Các khoáng chất như sắt, kẽm, acid folic, vitamin B12 từ trong bông cải xanh, bắp cải, rau diếp cá, xà lách, các loại đậu, nấm, ớt chuông, gan, sữa, trứng…
– Các loại rau, củ, trái cây chứa nhiều vitamin A, B, C như: Đu đủ, cam, bưởi, ổi, dâu tây, dứa, cà rốt, cà chua, rau cải xanh đậm, khoai lang… Những thực phẩm này sẽ giúp tăng hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, ngừa sưng viêm vết thương hiệu quả.
Cách chăm sóc vết thương hở
Theo các bác sĩ, để chăm sóc vết thương đúng cách tại nhà giúp nhanh lành và hạn chế vấn đề nhiễm trùng, sẹo xấu thì các bạn hãy lưu ý thực hiện theo 3 bước như sau:

– Bước 1: Vệ sinh tay thật sạch rồi mới chạm tay để xử lý vết thương.
– Bước 2: Nếu vùng bị thương có lớp da còn dính thì nhẹ nhàng dùng tăm bông thấm khô, không để đứt lìa. Vì phần da che đậy vết thương sẽ giúp da nhanh lành hơn.
– Bước 3: Băng bó vết thương, thay băng và sát khuẩn mỗi ngày. Khi băng bị ướt cần tháo ra và băng lại mới để tránh làm ẩm ướt vết thương rất dễ nhiễm trùng.
Lưu ý: Khi đi ngủ cần tháo băng ra để cho da khô thoáng, đồng thời tránh tác động đến trong khi ngủ. Không sờ, cạy vảy, để bong lớp vảy tự nhiên. Khi lên da non có thể tham khảo các cách trị sẹo, thoa thuốc, kem đặc trị hoặc dùng nghệ, chanh, nha đam để ngừa sẹo.
Mọi vấn đề liên quan đến vết thương hở ăn mực được không đã được thông tin cặn kẽ. Vậy là chúng ta không nên ăn mực cho đến khi da lành hẳn. Đồng thời kiêng cữ trong ăn uống, chăm sóc vết thương cẩn thận để không bị sẹo bạn nhé!
Bài viết cùng chủ đề:
Bình luận