Tùy vào mức độ tổn thương, thể loại vết thương mà bạn phải lựa chọn loại thuốc bôi phù hợp. Hãy cùng thẩm mỹ trị sẹo tìm hiểu tiêu chí lựa chọn thuốc bôi vết thương hở an toàn, hiệu quả và giải đáp thắc mắc vết thương hở nên bôi gì cho mau lành nhé.
Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi vết thương hở an toàn, hiệu quả
Chọn thuốc bôi vết thương hở phù hợp cực kỳ quan trọng trong việc làm lành vết thương và tránh hình thành sẹo. Vì vậy khi lựa chọn thuốc bôi vết thương hở, bạn nên cân nhắc dựa trên các tiêu chí như thời gian sát khuẩn, mức độ sát khuẩn, không chứa chất đề kháng hay kháng sinh,….
Thời gian sát khuẩn nhanh
Thời gian sát khuẩn nhanh là tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn thuốc bôi vết thương hở để phòng tránh nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ làm lành da. Các loại thuốc bôi sát khuẩn nhanh có thể ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu vào vết thương hở và giảm thiểu các nguy cơ mưng mủ, làm độc, kích ứng da.
Mức độ sát khuẩn tốt
Nên ưu tiên lựa chọn các loại thuốc bôi vết thương hở có mức độ sát khuẩn tốt, mạnh để tiêu diệt toàn bộ các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm, sán ở vết thương. Đây là những tác nhân khiến vết thương lâu lành và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.
Đẩy nhanh quá trình làm lành
Các loại thuốc có chứa thành phần giúp thúc đẩy quá trình lên da non, làm lành nhanh chóng sẽ ngăn chặn được sẹo hình thành. Vì vậy khi chọn mua thuốc bôi ngoài da hãy cân nhắc đến tiêu chí này.
Không chứa chất đề kháng hay kháng sinh
Các chất đề kháng và kháng sinh có tác dụng không tốt cho vết thương hở còn mới. Vì vậy bạn nên lựa chọn loại thuốc bôi không chứa kháng sinh mà vẫn có khả năng sát khuẩn tốt để vết thương nhanh chóng khô lại.
Không gây rát, xót, kích ứng
Vết thương hở có mức độ nhạy cảm cực kỳ cao, vì vậy khi lựa chọn thuốc bôi bạn nên lưu ý không sử dụng loại thuốc gây đau rát, xót và kích ứng da. Điều này sẽ giúp tránh được cảm giác đau và khó chịu.
Vết thương hở nên bôi gì để mau lành?
Không có sự hỗ trợ từ thuốc bôi, thuốc uống,…thì vết thương phục hồi rất chậm, nguy cơ nhiễm trùng cao và dễ hình thành sẹo lồi. Vậy vết thương hở nên bôi gì để mau lành?
Thuốc bôi da Fucidin làm lành da
Thuốc bôi da Fucidin có kết cấu dạng kem hoặc thuốc mỡ, tính kháng khuẩn rất cao và tiêu diệt hiệu quả các loại vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng dưới da. Sản phẩm lành tính và rất phù hợp trong việc điều trị các vết thương hở do bỏng, chấn thương, trầy xước,…
Kem mỡ bôi vết thương hở Silvirin
Kem mỡ bôi vết thương hở Silvirin có khả năng làm sạch ra, sát khuẩn và kháng khuẩn chỉ trong tích tắc. Sản phẩm chứa thành phần lành tính, điều trị hiệu quả các vết thương hở chảy máu và bỏng cấp độ 2-3. Sử dụng đều đặn mỗi ngày có thể giúp vết thương mau lên da non và ngăn ngừa sẹo lồi.
Thuốc bôi vết thương Nacurgo
Thuốc bôi vết thương Nacurgo có thành phần chính chiết xuất từ nghệ tươi, có công dụng trị sẹo, trị thâm và làm lành vết thương hở cực kỳ tốt. Sản phẩm bôi da giúp chống viêm, giảm viêm, giảm kích ứng và ngứa rát, khó chịu ở vết thương. Đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da rất hiệu quả.
Kem bôi Scargel Plus
Sản phẩm được chiết xuất từ hành tây, nha đam, tinh dầu hoa hướng dương… rất an toàn và lành tính cho da, có thể ngăn chặn sẹo thâm, sẹo lồi hiệu quả.
Kem bôi Scargel Plus được sản xuất dựa trên công nghệ độc quyền Neozone 4000 0.15% hiện đại, dành cho những ai bị vết thương hở. Các bạn có thể sử dụng ngay khi vết trầy xước còn ẩm ướt để tránh làm mất cân bằng collagen và elastin.
Kem mỡ kháng sinh Neosporin
Kem mỡ Neosporin có chứa các thành phần như Bacitracin Zinc, Polymyxin B, Neomycin, Pramoxine HCL… mang đến công dụng ngăn ngừa viêm nhiễm vết thương.
Dòng kem Neosporin chuyên dành cho những ai bị bỏng nhẹ hoặc vết thương hở còn ướt. Tuy nhiên, không thể tự ý bôi kem mà nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh bị dị ứng.
Kem bôi vết thương Panthenol
Thành phần chính của kem bôi Panthenol là D-panthenol có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, cung cấp độ ẩm nhanh chóng. Sản phẩm dành cho những ai đang gặp các vấn đề trên da như bỏng rát do ánh nắng, da khô nứt nẻ, bị rạn da…
Thuốc bôi Zinksalbe Dialon
Thuốc bôi Zinksalbe Dialon có thành phần chính là Oxit kẽm, Cetyl stearyl alcohol, Vaseline… mang đến công dụng kháng khuẩn, làm mềm vết thương và tái tạo tế bào… Sản phẩm dùng cho những ai bị vết thương hở, sau khi bôi sẽ hạn chế bị đau rát và ngăn chặn được viêm nhiễm hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị vết thương hở
Song song với việc tìm hiểu vết thương hở nên bôi gì, các bạn hãy lưu ý một số điều trước khi sử dụng thuốc bôi để mang lại hiệu quả như:
- Trước khi bôi thuốc, các bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ và làm sạch vết thương để ngăn chặn nhiễm trùng.
- Việc sử dụng thuốc hay kem trị vết thương có chứa thành phần kháng sinh cần lưu ý tham khảo ý kiến của chuyên gia, sử dụng đúng liều lượng, thời gian để tránh bị dị ứng.
- Không rắc bột kháng sinh lên vết thương hở bởi có thể gây bí bách vết thương. Đặc biệt, những ai có cơ địa dị ứng với thành phần này có thể gây sốc phản vệ.
- Nếu vết thương bị sưng viêm, nhiễm trùng thì nên đi thăm khám để được xử lý đúng cách. Không nên dùng kem bôi tại nhà, bởi các sản phẩm không chứa thành phần kháng sinh chỉ có công dụng dưỡng ẩm, kháng viêm, làm dịu tổn thương, không thể ngăn chặn được tình trạng nhiễm trùng.
Các nguyên liệu tự nhiên giúp vết thương hở mau lành
Ngoài vấn đề vết thương hở nên bôi gì, có nhiều nguyên liệu thiên nhiên giúp cho vết thương hở nhanh lành, các bạn có thể áp dụng như:
Nghệ tươi
Nghệ tươi chứa nhiều các hoạt chất có tính kháng khuẩn và tiêu viêm mạnh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng ở vết thương hở. Ngoài ra, trong nghệ có chứa dồi dào các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất có lợi cho da, giúp thúc đẩy vết thương mau lành, điều trị thâm, sẹo rất tốt.
Mật ong
Mật ong tự nhiên có tính kháng viêm, kháng khuẩn tương đối tốt. Đặc biệt, lượng ẩm và dưỡng chất có trong mật ong có tác dụng tái tạo tế bào tổn thương rất tốt. Vì vậy bôi mật ong vào vết thương hở sẽ giúp vết thương mau lành hơn.
Nha đam
Bôi vết thương hở bằng nha đam mang lại cảm giác cực kỳ dễ chịu và thoải mái. Gel nha đam có chứa các chất làm ẩm, dưỡng chất và vitamin có khả năng làm dịu phản ứng dưới da. Ngoài ra, lượng collagen tự nhiên trong nha đam còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình lên da non nhanh chóng.
Cách chăm sóc vết thương hở đúng cách tại nhà, ngăn ngừa sẹo
Bạn có thể tham khảo và áp dụng cách chăm sóc vết thương hở đúng cách tại nhà dưới đây để giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
Vệ sinh vết thương
Bạn nên vệ sinh miệng vết thương thường xuyên để loại bỏ các chất bẩn, ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập sâu vào vết thương, nhằm ngăn chặn viêm nhiễm trùng hiệu quả. Hãy dùng một bông gòn sạch thấm nước muối sinh lý và lau dặm nhẹ vết thương để làm sạch. Có thể thay thế nước muối sinh lý bằng các dung dịch thuốc sát trùng, sát khuẩn chuyên dụng.
Bôi thuốc ngoài da
Sau khi vết thương được làm sạch và đã khô hẳn thì hãy bôi một lớp thuốc bôi ngoài da mỏng nhẹ lên miệng vết thương hở. Thực hiện bôi thuốc từ 3-4 lần/ ngày để vết thương nhanh khô và lên da non.
Băng bó bảo vệ vết thương
Sau khi bôi thuốc hãy dùng băng gạc, băng keo cá nhân để băng bó, bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn, bụi bẩn, nước, tia tử ngoại…tránh nguy cơ nhiễm trùng, lên sẹo, thâm. Thường xuyên thay băng gạc từ 3-4 lần/ ngày. Khi đi ngủ không nên băng bó, hãy để vết thương thông thoáng để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
Thông qua bài viết, bạn có thể biết được vết thương hở nên bôi gì cho mau lành. Vì vậy hãy áp dụng thật tốt tiêu chí lựa chọn thuốc bôi vết thương hở ở trên để lựa chọn đúng loại thuốc chất lượng, giúp vết thương mau lành, tránh lên sẹo nhé.
Bình luận