Vết thương sau cắt chỉ bị hở phải làm sao?


Vết thương hở sau khi lành sẽ được cắt chỉ để vết thương được hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng vết thương sau cắt chỉ bị hở. Nếu gặp phải trường hợp này bạn cần có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh khiến vết thương viêm nhiễm. Vậy, vết thương sau khi cắt chỉ bị hở phải làm sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Cách xử lý khi vết thương sau cắt chỉ bị hở
Cách xử lý khi vết thương sau cắt chỉ bị hở

Nguyên nhân khiến vết thương bị hở sau khi cắt chỉ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng vết thương bị hở sau khi cắt chỉ như:

  • Tiến hành cắt chỉ khi vết thương chưa hồi phục hoàn toàn.
  • Tự ý cắt chỉ tại nhà, không tuân theo quy trình cắt chỉ tiêu chuẩn, chưa đảm bảo về yếu tố vệ sinh.
  • Không tuân thủ hướng dẫn vệ sinh vết thương của bác sĩ.
  • Không uống thuốc kháng sinh, chống viêm, chống sưng theo chỉ định.,
  • Tự ý sử dụng thuốc ngoài toa, uống sai liều lượng khiến vết thương sưng tấy.
  • Vết thương cũ sau khi cắt chỉ chưa lành sẹo nhưng tiếp tục bị tổn thương.
  • Để vết thương tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, các hóa chất độc hại, khiến vết thương bị viêm nhiễm.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn hải sản, thịt bò, đồ ăn nhiều muối, đồ ngọt, đồ chiên,… khiến vết thương sưng tấy, đau sưng, nhiễm trùng.
Ăn uống không khoa học cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương
Ăn uống không khoa học cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương

Vết thương bị hở sau khi cắt chỉ có nguy hiểm không?

Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và khẳng định rằng, việc vết thương sau cắt chỉ bị hở nguy hiểm hơn nhiều so với vết thương mới xuất hiện vì có nguy cơ nhiễm trùng cao, bị hoại tử. Cụ thể, nếu vết thương cũ bị hở lại mà không có biện pháp chăm sóc phù hợp thì có thể dẫn đến những nguy hiểm tiềm ẩn sau:

Nhiễm trùng

Đây là nguy cơ phổ biến nhất khi vết thương hở lại. Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập vào vết thương, gây ra nhiễm trùng. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm: sưng đỏ, nóng rát, chảy mủ, đau nhức, sốt…

 Uốn ván

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này thường tồn tại trong đất, bụi bẩn và phân động vật. Khi vết thương hở lại tiếp xúc với đất hoặc phân động vật, người bệnh có nguy cơ cao bị uốn ván. Các triệu chứng của uốn ván bao gồm: cứng hàm, co thắt cơ, khó nuốt, sốt… Uốn ván có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Có thể bị uốn ván nếu vết thương bị hở lại sau khi cắt chỉ
Có thể bị uốn ván nếu vết thương bị hở lại sau khi cắt chỉ

Hoại tử

Hoại tử là tình trạng mô chết do thiếu máu cung cấp. Khi vết thương hở lại không được chăm sóc tốt, có thể dẫn đến hoại tử. Các triệu chứng của hoại tử bao gồm: da đen tím, sưng tấy, chảy mủ hôi… Hoại tử có thể lan rộng và gây nguy hiểm cho tính mạng.

Sẹo lồi hoặc lõm

Nếu vết thương bị hở sau khi cắt chỉ không được chăm sóc và điều trị đúng cách, có thể gây ra sẹo lồi hoặc lõm. Điều này có thể xảy ra do việc cắt chỉ không đúng kỹ thuật hoặc do vết thương bị nhiễm trùng. Sẹo lồi hoặc lõm có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Vết thương sau cắt chỉ bị hở phải làm sao?

Nếu bạn gặp phải tình trạng vết thương bị hở lại sau khi cắt chỉ thì hãy bình tĩnh cần chú ý đến việc chăm sóc và điều trị để giúp vết thương được lành nhanh chóng và tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Vệ sinh vết thương đúng cách

Sau khi cắt chỉ, bạn cần tiếp tục vệ sinh vết thương hàng ngày bằng dung dịch muối sinh lý  0,9% hoặc nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh. Sau đó, hãy sử dụng băng gạc để thấm khô vết thương và băng kín lại nếu vết thương lớn.

Sau khi cắt chỉ, bạn vẫn cần vệ sinh vết thương đúng cách mỗi ngày
Sau khi cắt chỉ, bạn vẫn cần vệ sinh vết thương đúng cách mỗi ngày

Lưu ý, bạn không nên dùng các loại thuốc dân gian bôi lên miệng vết thương vì sẽ có nguy cơ gây nên tình trạng kích ứng, khiến vết thương lâu lành hơn. Đồng thời, đây cùng là tác nhân dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng.

Hạn chế để vết thương dính nước

Vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là trong môi trường nước, ẩm ước. Do đó, khi vết thương cũ hở lại bạn cần hạn chế sử dụng xà phòng, sữa tắm, không để vết thương dính mồ hôi, nước sinh hoạt.

Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm

Nếu vết thương bị nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu viêm, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm theo đơn của bác sĩ. Thuốc này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và giảm các triệu chứng viêm, giúp vết thương được lành nhanh chóng.

Tránh vận động

Sau khi cắt chỉ bị hở vết thương thì bạn cần nghỉ dưỡng, không vận động mạnh, tránh làm rách miệng vết thương và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, bạn cũng nên tránh cọ xát với vết thương.

Kiêng các hoạt động mạnh, bạn hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
Kiêng các hoạt động mạnh, bạn hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi

Nhờ bác sĩ thăm khám và điều trị

Đối với những trường hợp vết thương hở lớn, áp dụng các biện pháp chăm sóc những không hiệu quả thì bạn hãy nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vết thương sau cắt chỉ bị hở là một tình trạng phổ biến và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu bạn gặp phải tình trạng vết thương bị hở sau khi cắt chỉ, tốt nhất hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan