Bị giời leo bôi thuốc gì để nhanh khỏi không bị sẹo


Bệnh giời leo là một dạng bệnh ngoài da không quá ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng sẽ gây đau nhức và bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh. Nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, loại bệnh này có thể lây lan sang nhiều vùng da khác hoặc người khác. Vậy bị giời leo bôi thuốc gì để không bị sẹo mất thẩm mỹ? Câu trả lời sẽ được thẩm mỹ trị sẹo giải đáp ngay dưới bài viết này.

Giời leo có thể gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh
Giời leo có thể gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh

Bệnh giời leo là gì?

Giời leo là một cái tên dân gian được dùng để chỉ bệnh lý viêm da do tiếp xúc với con giời leo hoặc một số côn trùng khác như kiến ba khoang, sâu bâu miêu,… Những loại côn trùng này thường xuất hiện vào thời gian giảo mùa, mưa, bão hoặc mùa gặt lúa.

Khi tiếp xúc với người, các loại côn trùng trên sẽ tiết ra một loại độc tính tên axit photpho để lại trên bề mặt, dẫn đến các thương tổn da như rát, viêm đỏ và đau nhức. Loại bệnh này thường chỉ xuất hiện tư 5- 7 ngày nếu được phát hiện và điều trị đúng cách.

Biểu hiện của bệnh giời leo

Tại vùng da bị bệnh giời leo, đầu tiên sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu kèm theo đau rát và sưng đỏ. Sau đó, những bọng nước nhỏ li ti giống như phỏng sẽ xuất hiện và dần lây lan sang nhiều vùng khác nhau. Đối với trường hợp mụn nước đã bị vỡ, tình trạng bệnh này sẽ càng lây lan nhanh hơn.

Xuất hiện những bọng nước nhỏ li ti gây châm chích khó chịu
Xuất hiện những bọng nước nhỏ li ti gây châm chích khó chịu

Bên cạnh đó, người bị bệnh có thể bị mệt mỏi do giảm sức đề kháng hoặc xuất hiện các biểu hiện như: mất thính lực một bên tai, ù tai, mất vị giác đầu lưỡi, chóng mặt, một bên mắt bị suy giảm tầm nhìn,….

Tuy không nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể khiến tình trạng bệnh giời leo càng kéo dài và lây lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể hoặc những người thân cận.Vậy bị giời leo bôi thuốc gì để nhanh lành và không để lại sẹo? Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Bị giời leo bôi thuốc gì để tránh sẹo?

Như đã nói ở trên, bệnh giời leo không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến vấn đề khác. Do đó, bạn có thể sử dụng dung dịch trị giời leo bôi bên ngoài hoặc các biện pháp được lưu truyền trong dân gian.

Bệnh giời leo được hình thành do sự tác động của axit photpho, do đó điều trị bệnh lý này thường là các dung dịch có tính kiềm mạnh để trung hoà với axit. Tuy nhiên, trước đó bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị giời leo bằng nước muối sinh lý để tránh bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ khiến vết thương càng nghiêm trọng.

Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lí để tránh viêm nhiễm
Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lí để tránh viêm nhiễm

Một số loại thuốc bôi ngoài da khi bị giời leo được các bác sĩ khuyên dùng như:

  • Jarish: Có khả năng sát khuẩn và khử trùng bề mặt da, đồng thời khắc phục tình trạng viêm và làm dịu vùng da bị giời leo hiệu quả.
  • Kẽm oxit 10%: Thành phần chính từ hoạt chất Zinc Oxide có tính kiềm mạnh. Loại thuốc này có thể giảm tình trạng nóng ran, châm chích khó chịu của những nốt mụn nước và sát khuẩn hiệu quả.
  • Dalibour cream: Chiết xuất từ kẽm oxit, kẽm sunfat và đồng sunfat nên có thể sát khuẩn vết thương bị giời leo và phòng ngừa sẹo hiệu quả.
  • Hồ nước: Thành phần chính là glycerin, calcium carbonate, kẽm oxit…có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng sưng đỏ và sát khuẩn nhẹ nhàng vùng da bị giời leo.
  • Fobancort: Có tác dụng kháng khuẩn vượt trội và có thể ngăn hình thành sẹo mất thẩm mỹ khi bị giời leo.
Bị giời leo có thể bôi các loại thuốc giàu tính kiềm để trung hòa axit photpho
Bị giời leo có thể bôi các loại thuốc giàu tính kiềm để trung hòa axit photpho

Một số loại thuốc không nên để dùng điều trị bệnh giời leo

Ngoài các giải đáp thắc mắc bị giời leo bôi thuốc gì thì vẫn tồn tại một số loại thuốc không được sử dụng mà người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Thuốc chống dị ứng: Bệnh giời leo không phải là biểu hiện dịch ứng da, do đó người bên không nên sử dụng thuốc chống dị ứng như chlopheniramin, corticoid.
  • Thuốc kháng sinh: Bị giời leo do tiếp xúc với độc tố chứ không phải bị nhiễm khuẩn, do đó không nên sử dụng thuốc kháng sinh khi bị giời leo.
  • Thảo dược: không sử dụng các phương pháp sử dụng thảo dược từ dân gian vì có thể khiến vết thương bị nhiễm khuẩn.
Điều trị sai cách có thể khiến vết thương bị lây lan
Điều trị sai cách có thể khiến vết thương bị lây lan

Lưu ý trong quá trình điều trị giời leo

Ngoài điều trị giời leo bằng thuốc bôi, người bệnh cũng cần lưu ý một số nguyên tắc sau để đảm bảo vết thương giời leo nhanh chóng phục hồi và không để lại sẹo xấu.

  • Tránh sờ tay lên vết giời leo và chạm vào vùng da khác vì có thể khiến độc tố bị lây lan khắp cơ thể.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt, thoáng mát để tránh cọ xát vùng da bị tổn thương do giời leo.
  • Nên sử dụng các dụng cụ cá nhân để chăm sóc vùng da giời leo để tránh lây lan cho người khác.
  • Không rửa vết thương bằng xà phòng và những hoạt chất tẩy rửa khác để tránh gây kích ứng vùng da đang tổn thương.
  • Tráng bôi thuốc mỡ vì có thể gây bám dính bụi bẩn và dịch tiết bị ứ động, khiến tình trạng vết thương càng thêm nghiêm trọng.
  • Vẫn chưa có khẳng định khoa học nào chứng minh các phương pháp dân gian có thể trị giời leo. Vì vậy để đảm bảo không bị bội nhiễm thì không nên áp dụng cách này.
  • Nên lưu ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày: Bổ sung các khoáng chất, vitamin để gia tăng sức đề kháng và loại bỏ độc tố nhanh chóng và kiêng thực phẩm cay nóng, các chất kích thích để tránh gây dị ứng vết thương.
Tránh dùng tay gãi, cào khiến bệnh lý lây lan những vùng da khác
Tránh dùng tay gãi, cào khiến bệnh lý lây lan những vùng da khác

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý giời leo hiệu quả

Bên cạnh vấn đề bị giời leo bôi thuốc gì thì nhiều chị em còn thắc mắc cách phòng ngừa bệnh giời leo. Cụ thể phòng ngừa như sau:

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là các khu vực ẩm thấp như nhà bếp, tầng hầm, khu vực giặt ủi,…. vì côn trùng thường trú ngụ ở đó.
  • Vào ban đêm, hạn chế bật đèn sáng để tránh thu hút côn trùng vào nhà.
  • Không trực tiếp dùng tay đập côn trùng hoặc nếu vô tình đụng trúng thì hãy rửa sạch với nước và xà phòng.
  • Kiểm tra và vệ sinh chăn ga, gối đệm và mắc màn trước khi ngủ để tránh côn trùng bò vào người.
  • Sau khi giặt khô quần áo, khăn lau mặt, khăn tắm,…hãy cất gọn trong tủ. Bởi để lâu bên ngoài có thể dễ bị côn trùng trú ngụ và gây bệnh.

Bài viết trên là những thông tin giải đáp cụ thể các vấn đề liên quan đến câu hỏi bị giời leo bôi thuốc gì .Hi vọng bạn sẽ hiểu rõ về bệnh lý này để có thêm kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh giời leo hiệu quả.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan