Vết thương hở bao lâu thì lành? Cách xử lý vết thương


Các phương pháp làm đẹp yêu cầu tiểu phẫu, phẫu thuật đều ít nhiều sẽ để lại vết thương hở và điều này khiến nhiều người lo lắng sẽ để lại sẹo. Vậy vết thương hở bao lâu thì lành và cần lưu ý những gì trong quá trình chăm sóc vết thương? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu vết thương hở bao lâu thì lành và cách xử lý để vết thương nhanh lành
Tìm hiểu vết thương hở bao lâu thì lành và cách xử lý để vết thương nhanh lành

Vết thương ngoài da bao lâu thì khỏi?

Thời gian hồi phục của vết thương phụ thuộc vào loại vết thương và vị trí bị thương cụ thể.

Vết thương trầy xước

Các vết thương nhỏ như trầy xước do bị đứt tay, vết thương đầu gối do va chạm vật cứng nếu không chảy nhiều máu và không gây tổn thương sâu thường sẽ liền lại nhanh chóng trong khoảng 5-15 ngày. Thời gian hồi phục có thể khác nhau tùy vào cách chăm sóc vết thương, sức đề kháng của cơ thể mỗi người cũng như chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Vết thương cần khâu và cắt chỉ

Có những vết thương sâu có thể xảy ra do tai nạn giao thông hoặc lao động. Trong một số trường hợp, việc khâu lại vết thương là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng và ổn định vết thương mới có thể lành nhanh hơn. Đối với các vết thương cần khâu, bác sĩ có thể sử dụng các loại chỉ tự tiêu hoặc chỉ không tiêu để thực hiện.

Với các vết thương được khâu bằng chỉ tự tiêu thông thường, sau khoảng 7-10 ngày, các đường chỉ sẽ tan chảy, vết thương sẽ dần khô và liền lại.

Vết thương nhẹ thì có thời gian phục hồi nhanh hơn
Vết thương nhẹ thì có thời gian phục hồi nhanh hơn

Với những vết thương lớn và sâu hơn, nếu cần phải phẫu thuật, bác sĩ có thể sử dụng các loại chỉ không tiêu để hỗ trợ trong quá trình làm sạch và tái tạo vết thương. Sau khoảng 10-21 ngày, khi vết thương đã khỏe dần, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các đường chỉ. Quá trình này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng không mong muốn.

Cách xử lý vết thương hở bị nhiễm trùng

Vết thương hở nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc hoại tử. Do đó, khi phát hiện vết thương hở, bạn cần sơ cứu kịp thời để tránh các hậu quả đáng tiếc.

Trong trường hợp vết thương đã bị nhiễm trùng, có những phương pháp xử lý phù hợp như sau:

  • Nếu vết thương chỉ sưng nhẹ, bạn có thể vệ sinh bằng nước muối sinh lý khoảng 3 lần mỗi ngày sau đó nhẹ nhàng lau khô vùng vết thương bằng bông y tế sạch.
  • Nếu vết thương đã được khâu, cần hạn chế tiếp xúc với nước để tránh nguy cơ nhiễm trùng gia tăng.
  • Điều quan trọng nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời và có các biện pháp thích hợp như sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thay băng. Đồng thời, thường xuyên để đảm bảo vết thương được làm sạch và phục hồi tốt nhất.
Hạn chế tiếp xúc với nước là phương pháp xử lý vết thương nhiễm trùng
Hạn chế tiếp xúc với nước là phương pháp xử lý vết thương nhiễm trùng

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chậm lành vết thương

Có khá nhiều yếu tố có thể tác động đến quá trình làm lành vết thương trong cơ thể, bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo có thể khiến người bệnh thiếu hụt các loại vitamin, khoáng chất và chất đạm cần thiết cho quá trình làm lành vết thương. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng để thúc đẩy quá trình tái tạo mô và phục hồi vết thương.
  • Tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng vì người cao tuổi thường có thời gian lành vết thương lâu hơn so với người trẻ do chậm trễ trong quá trình tái tạo tế bào và khả năng miễn dịch giảm.
  • Những người bị bệnh đái tháo đường đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid hoặc đang trong quá trình hóa trị ung thư thường có thời gian hồi phục lâu hơn so với người khỏe mạnh. Các yếu tố này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lành vết thương.
  • Vệ sinh và chăm sóc vết thương không đúng cách cũng là một trong số những nguyên nhân phổ biến. Việc sử dụng các sản phẩm chứa cồn, các chất oxy hóa hoặc không tuân thủ đúng quy trình làm sạch và băng bó vết thương có thể gây tổn hại đến mô hạt, cản trở quá trình hồi phục.
Vết thương lâu hồi phục có thể là do cơ địa
Vết thương lâu hồi phục có thể là do cơ địa

Bí quyết chăm sóc vết thương ngoài da nhanh khỏi

Dưới đây là những lưu ý sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương hở có thể bạn chưa biết.

Sát trùng vết thương

Điều quan trọng đầu tiên bạn phải lưu ý chính là sát trùng vết thương nhanh chóng để hạn chế nhiễm trùng. Bạn cần loại bỏ bụi bẩn ra khỏi vết thương bằng cách rửa với nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Nếu có dị vật hoặc mảnh vỡ nhỏ đâm vào vết thương, bạn cần lấy chúng ra để giữ vết thương luôn sạch sẽ và khô thoáng. Dụng cụ gắp bông gòn trong y tế cần được làm từ thép không gỉ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Sát trùng vết thương và dùng băng y tế để giúp vết thương nhanh lành hơn
Sát trùng vết thương và dùng băng y tế để giúp vết thương nhanh lành hơn

Các dung dịch kháng khuẩn phổ biến hiện nay như cồn 70 độ, oxy già hoặc dung dịch Povidon iod cũng có thể được sử dụng để sát khuẩn vết thương. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần phải cẩn thận vì chúng có thể gây đau hoặc kích ứng da. Điều này có thể làm chậm quá trình lành vết thương do tổn thương các tế bào và nguyên bào sợi. Đối với những vết thương sâu hơn, bạn nên sát khuẩn bằng kháng sinh theo chỉ định cụ thể của bác sĩ và không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Dưỡng ẩm vết thương

Dưỡng ẩm cho vết thương và cung cấp dưỡng chất là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi. Việc này giúp vết thương nhanh chóng liền lại và hạn chế sẹo trên da sau khi lành. Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc các nguyên liệu tự nhiên như lô hội, dầu dừa để dưỡng ẩm sau khi đã được sát trùng. Việc giữ ẩm đối với vết thương cần được thực hiện sau khi vết thương đã được làm sạch và khô.

Dưỡng ẩm vết thương để hạn chế hình thành sẹo
Dưỡng ẩm vết thương để hạn chế hình thành sẹo

Để cải thiện làn da khu vực bị tổn thương, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyến khích như: kem dưỡng giúp phục hồi Obagi Clinical Kinetin Hydrating Crean, Rejuvaskin Skin Recovery Cream, Bioderma Cicabio Creme, La Roche-Posay Cicaplast Baume B5 Soothing Repairing Balm, Avene Cicalfate Repairing Cream,…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố quan trọng giúp vết thương của bạn nhanh chóng lành và hạn chế hình thành sẹo lồi. Theo đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, bưởi, cam,… Bởi vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh các thực phẩm có nguy cơ để lại sẹo như rau muống, thịt bò, thịt gà, nếp, xôi,… Đối với một số người bệnh, cần kiêng ăn hải sản để tránh nguy cơ gây dị ứng. Tuy nhiên, việc kiêng ăn này cần được điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa một cách phù hợp.

Khi bị vết thương hở, bạn hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh
Khi bị vết thương hở, bạn hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh

Trên đây Thẩm mỹ trị sẹo chia sẻ là những giải đáp liên quan đến vấn đề vết thương hở bao lâu thì lành và cách chăm sóc hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn và giúp vết thương nhanh lành. Để cập nhật những kiến thức làm đẹp khác, bạn hãy thường xuyên truy cập vào website thammytriseo.com nhé!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan