Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, việc chúng ta bị các vết thương ngoài da như: trầy xước, đứt da sâu, rách da mảng lớn,… không quá hiếm gặp. Điều quan trọng là phải xử lý các vết thương một cách cẩn thận để tránh tổn thương nghiêm trọng hơn. Hãy cùng thammytriseo.com tìm hiểu chi tiết về vết thương bị nhiễm trùng trong bài viết sau đây!
Vết thương bị nhiễm trùng là gì?
Vết thương bị nhiễm trùng là tình trạng khi vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào vết thương và gây ra sự viêm nhiễm. Lúc này, vùng da bị thương có thể xuất hiện các triệu chứng như: sưng, đỏ, đau, nóng và có thể có mủ hoặc loại dịch khác chảy ra từ vết thương.
Bên cạnh đó, nhiễm trùng có thể lan sang các bộ phận khác nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Việc điều trị thường bao gồm các công việc sau: việc làm sạch vết thương, sử dụng kháng sinh hoặc các biện pháp điều trị khác để loại bỏ vi khuẩn hoặc tác nhân gây bệnh.
Triệu chứng
Vết thương bị nhiễm trùng là một diễn biến xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình hồi phục. Do đó, bạn cần theo dõi vết thương để kịp thời phát hiện và được điều trị sớm.
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng vết thương
Khi bị nhiễm trùng, vết thương thường trở nên nghiêm trọng hơn và thường đi kèm với triệu chứng như: đau, sưng và mẩn đỏ tăng dần. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác bao gồm: vùng da xung quanh vết thương trở nên nóng, đỏ, có tiết dịch màu vàng hoặc xanh lá từ vết thương và mùi khó chịu. Trường hợp nặng có thể kèm theo sốt, cảm giác rét run, nhức mỏi, buồn nôn và ói mửa.
Biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng
Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan sang các cơ quan khác của cơ thể, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm mô tế bào: Biểu hiện qua việc sưng, đỏ, đau ở vùng bị ảnh hưởng, kèm theo sốt, chóng mặt, buồn nôn và nôn.
- Viêm tủy xương: Một biến chứng nhiễm trùng xương với triệu chứng mệt mỏi và sốt.
- Nhiễm trùng huyết: Đây là phản ứng miễn dịch xảy ra khi vi khuẩn gây nhiễm trùng xâm nhập vào máu. Nhiễm trùng huyết có thể gây ra suy đa cơ quan và đe dọa tính mạng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Do tính chất nguy hiểm của việc vết thương bị nhiễm trùng nên khi có bất kỳ triệu chứng nào đã được đề cập ở trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của bệnh và phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân gây vết thương bị nhiễm trùng
Vết thương bị nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong vùng da bị tổn thương. Các vi khuẩn thường gặp gây tình trạng này bao gồm: staphylococcus aureus, pseudomonas aeruginosa, escherichia coli (E. Coli), proteus mirabilis, acinetobacter baumannii/haemolyticus và liên cầu.
Nguy cơ do vết thương bị nhiễm trùng gây ra
Rủi ro vết thương bị nhiễm trùng sau phẫu thuật là tương đối cao nếu không được chăm sóc đúng cách. Lúc này, người bệnh có nguy cơ tử vong cao gấp đôi, nguy cơ cần chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt cao hơn 60% và nguy cơ tái nhập viện sau khi xuất viện cao gấp năm lần. Ngoài ra, nhiễm trùng vết mổ có thể kéo dài thời gian nằm viện từ 7 đến 10 ngày và tăng chi phí điều trị.
Những ai có nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương nếu không có chế độ chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, người lớn tuổi, người thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao hơn so với người có sức khỏe bình thường.
Điều gì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương?
Ngoài những người có nguy cơ bị nhiễm trùng cao thì một số yếu tố có thể làm tăng tỉ lệ này bao gồm:
- Vết thương hở có thể làm cho vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể hơn.
- Vết thương lớn, sâu,… có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn vì bụi bẩn hoặc các vật thể lạ xâm nhập vào.
- Để miệng vết thương tiếp xúc với vật bẩn, gỉ hoặc có chứa vi khuẩn.
- Những người nhiễm HIV hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Người ít vận động, không tham gia hoạt động thể dục – thể thao.
- Bệnh nhân sau khi phẫu thuật có thể mắc nhiễm trùng vết mổ, tỉ lệ khoảng 2 – 4% trên tổng số ca.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán vết thương bị nhiễm trùng
Việc phát hiện sớm nhiễm trùng vết thương là bước quan trọng nhất để có phương án điều trị kịp thời. Theo đó, mọi vết thương dù là do chấn thương hay phẫu thuật, đều có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán nhiễm trùng vết thương có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện bao gồm: đo protein phản ứng C (CRP), procalcitonin (PCT), presepsin, DNA vi khuẩn và hoạt động protease của vi khuẩn (BPA). Trong trường hợp vết thương có mủ, việc cấy dịch mủ để xác định loại vi khuẩn cũng có thể được thực hiện.
Phương pháp điều trị nhiễm trùng vết thương chuẩn y khoa
Vết thương bị nhiễm trùng nặng cần được chăm sóc y tế kịp thời, đặc biệt là khi cơ thể có các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi hoặc có dịch tiết từ vết thương. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Làm sạch, xử lý và băng bó lại vết thương chuẩn y khoa. Trong trường hợp vết thương lớn, có thể cần phải khâu để đóng vết thương.
- Bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
Nếu vết thương do con người, động vật cắn hoặc do tiếp xúc với vật bẩn, kim loại gỉ sét sẽ có nguy cơ bị uốn ván và cần tiêm phòng. Người bệnh có thể nhận thấy triệu chứng của bệnh qua các cơn co thắt cơ đau đớn, khó khăn trong việc mở hàm và sốt.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Như đã tìm hiểu ở trên thì vết thương bị nhiễm trùng rất nguy hiểm. Do đó, việc xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học là cách tốt nhất để phòng ngừa và hỗ trợ quá trình lành thương.
Chế độ sinh hoạt giúp hạn chế nhiễm trùng vết thương
Dưới đây là một số thói quen giúp xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học:
- Tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị, lịch tái khám và theo dõi định kỳ của bác sĩ.
- Duy trì hoạt động vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt nếu vùng vết thương bị nhiễm trùng.
- Giữ tinh thần luôn trong thoải mái, tránh hoảng sợ hay lo lắng, vì tâm trạng tiêu cực có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương.
Ngoài ra, người mắc bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với người bình thường. Do đó, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn hợp lý dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
Phương pháp phòng ngừa nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng
Dưới đây là một số gợi ý giúp phòng ngừa vết thương bị nhiễm trùng một cách hiệu quả:
- Giữ vật dụng cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là những dụng cụ tiếp xúc với vết thương.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và tránh chạm trực tiếp vào vết thương.
- Đặt băng hoặc gạc sạch lên vết thương và áp lực cho đến khi máu ngừng chảy lại. Sau đó, làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý và tránh để xà phòng dính vào vết thương.
- Hạn chế hoạt động nặng hoặc tạo áp lực lên vết thương để không làm trầm trọng tình trạng.
Trên đây là những thông tin cần biết về vết thương bị nhiễm trùng. Hy vọng bài viết giúp bạn phòng ngừa và nhận biết các biểu hiện chuyển biến của tình trạng kịp thời. Từ đó, người bệnh có thể hạn chế các tác động xấu đến các cơ quan xung quanh.
Bình luận