Nhiều chị em vẫn thường thắc mắc ăn ốc có bị sẹo lồi không? Bởi sau phẫu thuật hay những chấn thương dù là rất nhỏ, vùng da bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo. Đặc biệt, sẹo lồi chính là nỗi ám ảnh muôn thuở của phái đẹp.
Ăn ốc có bị sẹo lồi không?
Ăn ốc là nguyên nhân gây ra sẹo lồi trên da , vì vậy khi có vết thương hở lớn hoặc vừa mới trải qua phẫu thuật không nên ăn ốc. Nguyên nhân do loại thực phẩm này thuộc nhóm tanh, ăn vào dễ xuất hiện tình trạng đau nhức, mưng mủ, ngứa ngáy tại vết thương.
Đặc biệt, ốc thuộc nhóm thực phẩm có tính hàn nên khi ăn sẽ gây ức chế quá trình ngưng tụ máu, từ đó khiến vết thương lâu phục hồi hơn.
Xem thêm bài viết
Bị vết thương hở ăn tép có bị sẹo lồi không? Cần lưu ý gì?
Bị thương hở ăn ốc được không?
Trả lời câu hỏi ăn ốc có bị sẹo lồi không, chuyên gia khuyến cáo người có vết thương hở không nên ăn thực phẩm này. Mặc dù ốc chứa rất nhiều dinh dưỡng như protein, năng lượng và khoáng chất nhưng thiếu chất xơ nên có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Nhiều trường hợp bị chứng đầy bụng, khó tiêu, một số khác bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn gây cản trở quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi trong cơ thể.
Nguyên nhân do sau phẫu thuật sức đề kháng và hệ miễn dịch suy yếu, ăn nhiều ốc gây lạnh bụng dễ dẫn đến tiêu chảy, mất nước làm suy nhược cơ thể. Trong ốc chủ yếu là protein, khoáng chất không có chất xơ nên có thể gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Vì những nguyên nhân trên, tốt nhất bạn nên kiêng ăn ốc để bảo vệ sức khỏe, tránh xuất hiện tình trạng kích ứng vết thương. Bạn hãy đợi cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn rồi mới ăn ốc trở lại.
Ăn ốc có ảnh hưởng đến vết thương thế nào?
Tìm hiểu vấn đề ăn ốc có bị sẹo lồi không, bạn chắc chắn đã thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng đến vết thương. Ốc tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và để lại sẹo xấu, ví dụ như:
- Vết mổ bị sưng đau, kích ứng để lại sẹo đỏ, sẹo lồi: Hàm lượng protein cao có trong ốc làm tăng sinh collagen quá mức trong giai đoạn tái sinh của làn da, để lại những vết sẹo đỏ hoặc sẹo lồi. Một số cơ địa nhạy cảm có phản ứng quá mức bởi hàm lượng protein trong hải sản sẽ gây ra dị ứng, kích ứng, nổi mụn đỏ.
- Nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Quá trình khai thác và chế biến ốc không đảm bảo vệ sinh làm giun, sán và kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Chúng theo đường mạch máu tìm đến các vùng da bị thương sinh sôi và phát triển gây hoại tử da. Do đó chỉ nên ăn ốc khi vết thương đã hoàn toàn phục hồi.
Lưu ý, mức độ ảnh hưởng khi ăn ốc của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, lượng ốc tiêu thụ và tần suất ăn. Nếu bạn chỉ ăn một lượng nhỏ và cơ thể không bị dị ứng với ốc thì không cần quá lo lắng. Vết thương của bạn vẫn chưa chịu những tác động mạnh mẽ. Nhưng nếu bạn ăn với tần suất và liều lượng nhiều gây xuất hiện tình trạng đau sưng thì cần thăm khám với bác sĩ ngay để vết thương sớm hồi phục.
Vết thương nên kiêng ăn ốc trong bao lâu
Sau khi tìm hiểu vấn đề ăn ốc có bị sẹo lồi không, Thông thường thời gian kiêng ăn ốc khi có vết thương hở sẽ khác nhau tùy từng mức độ vết thương nhẹ thường sẽ kéo dài từ 5-7 ngày nhưng vết thương sâu và vết thương tiểu phẫu thì thời gian dài hơn khoảng 10 đến 15 ngày . Cụ thể:
- Vết thương sau sinh mổ: Nên kiêng ốc ít nhất 6 tuần sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm bạn được ăn lại các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao như hải sản, thịt gà, thịt bò.
- Người sau phẫu thuật thẩm mỹ: Thời gian kiêng ốc ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật. Nhất là phẫu thuật nâng mũi, cắt mí, nâng ngực nên đợi cho vết thương phục hồi hoàn toàn.
- Với những chấn thương khác: Đợi đến khi vết thương khép miệng, không còn sưng đau và mưng mủ. Đừng quên tham khảo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo thời gian kiêng cữ phù hợp nhé.
Nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị sẹo lồi
Bên cạnh việc chăm sóc và bảo vệ vết thương kỹ lưỡng, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng phần lớn đến sự bình phục và làm mờ sẹo. Muốn vậy, bạn cần cân nhắc những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị sẹo lồi. Ngoài câu hỏi “ăn ốc có bị sẹo lồi không” chắc hẳn chị em cũng rất băn khoăn bị sẹo lồi nên và không nên ăn gì.
Bổ sung những thực phẩm hỗ trợ lành vết thương nhanh
Khi bị sẹo, cơ thể rất cần lượng vitamin và chất xơ lớn để kích thích quá trình phục hồi nhanh. Một số thực phẩm nên bổ sung nhiều giúp hỗ trợ lành và mờ sẹo có thể kể đến như:
- Các loại rau củ quả và trái cây: Vô vàn khoáng chất và vitamin có trong thành phần trái cây và rau quả rất có ích cho sức khỏe, đặc biệt vitamin C và chất xơ có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn tốt, sẽ cần cho những vết sẹo lồi mới hình thành.
- Các loại hạt, ngũ cốc: Đây là những thực phẩm chứa nhiều kẽm, một thành phần quan trọng không thể thiếu giúp hỗ trợ điều trị sẹo lồi hiệu quả. Kẽm có tác dụng hỗ trợ enzym sản sinh collagen phục hồi và tái tạo da nhanh chóng.
- Nên sử dụng nhiều nghệ tươi: Nghệ tươi được xem như “thần dược” trị thâm sẹo mà ai cũng biết. Chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa nhiễm trùng cao và hạn chế hình thành sẹo lồi.
Bên cạnh đó, bạn hãy duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày để vết thương nhanh khô và hồi phục. Cơ thể cung cấp đủ nước sẽ tăng cường lưu thông máu, tránh tình trạng đau sưng và giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Bạn cũng nên uống sữa để nạp vitamin A, E, C để da điều chỉnh sắc tố, hạn chế hình thành sẹo.
Những thực phẩm cần kiêng khem
Khi bị vết thương hở hoặc sẹo lồi vừa hình thành, bạn cần kiêng khem tuyệt đối một số loại thực phẩm không tốt cho vết thương khiến tình hình sẹ càng trở nên nghiêm trọng như:
- Trứng gà: Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn trứng gà khi bị sẹo lồi vì thành phần trứng gà kích thích tăng sinh các mô sợi collagen, vết sẹo thương càng loang lớn và hình thành sẹo lồi màu trắng giống lang beng.
- Thịt bò: Thịt bò là thực phẩm rất tốt cho cơ thể tuy nhiên khi bị hương hoặc sẹo lồi mới hình thành, thịt bò sẽ khiến vết sẹo bị thâm đen, sậm màu.
- Thịt gà: Trong thành phần của thịt gà có những chất gây khiến vết thương lâu lành và vết sẹo lồi rõ lên da;
- Hải sản: Với những ai đang bị sẹo lồi cần kiêng các món ăn từ hải sản như cua, tôm, mực, ốc,…. Hải sản sẽ khiến vết thương bị ngứa ngáy và hạn chế quá trình làm mờ sẹo.
- Rau muống: Mặc dù là một trong những loại rau xanh nhưng rau muống có thành phần kích thích tăng sinh collagen khiến vết sẹo càng đầy và lớn hơn.
- Cafe và các chất kích thích: Nên hạn chế sử dụng cafe và các chất kích thích để tránh bị bất nước, sẹo lồi nghiêm trọng mà vết thương lại rất lâu lành.
- Đồ nếp: Các thực phẩm làm từ nếp cũng nên kiêng khem khi bị sẹo lồi. Bởi những thực phẩm này là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng, mưng mủ, kích thích phát triển sẹo lồi.
Trên đây Thẩm mỹ trị sẹo là những chia sẻ về chế độ ăn uống khi bị sẹo lồi hay vết thương hở. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn “ăn ốc có bị sẹo lồi không” cũng như sẽ thiết lập được chế độ ăn uống hợp lý và chăm sóc vết thương đúng cách không để lại sẹo.
Bình luận