Bị vết thương hở ăn tép có bị sẹo lồi không? Cần lưu ý gì?


Tép là một trong những loại thực phẩm nằm trong nhóm hải sản. Do đó, nhiều người cũng đặt câu hỏi khi bị vết thương hở ăn tép có bị sẹo lồi không? Để biết được đâu trả lời chính xác cho thắc mắc trên, hãy cùng thammytriseo.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bị vết thương hở ăn tép có bị sẹo lồi không?

Ăn tép khi có vết thương hở trên da có thể gây nên sẹo lồi sau khi vết thương thành lại. Nguyên nhân bởi tương tự như những loại hải sản khác, trong tép có chứa hàm lượng lớn protein dễ khiến vết thương hở hình thành nên sẹo lồi.

 

Cùng thammytriseo.com giải đáp thắc mắc ăn tép có bị sẹo lồi không
Cùng thammytriseo.com giải đáp thắc mắc ăn tép có bị sẹo lồi không

 

Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết protein có trong tép là một thành phần cần thiết trong quá trình tái tạo làn da và mô tế bào bị tổn thương. Tuy nhiên, hàm lượng protein quá cao khiến cho mô tế bào mới được hình thành một cách “ồ ạt”. Lúc này, chúng sẽ xếp chồng lên nhau và gây nên sẹo lồi.

Ăn tép có tốt cho vết thương hở hay không?

Với thông tin thammytriseo.com vừa chia sẻ ở trên, có thể thấy tép KHÔNG PHẢI là loại thực phẩm tốt dành cho vết thương hở. Ngoài việc làm cho vết thương hở có thể hình thành nên sẹo lồi sau khi lành lại, tép còn ảnh hưởng xấu đến vết thương như sau:

  • Dị ứng: Tép cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng, do đó khi có vết thương hở nghĩa là hệ miễn dịch của bạn đang yếu vì vậy có thể gây nên kích ứng, ngứa ngáy,.. ở vị trí vết thương hở.
  • Làm chậm quá trình lành vết thương: Trong tép có chứa nhiều histamin – thành phần khiến vết thương bị sưng tấy, đau nhức, nổi mẩn đỏ,…

Có được ăn tép khi có vết thương hở không?

Tương tự như những loại hải sản khác, khi bị vết thương hở bạn KHÔNG NÊN ăn tép để tránh làm chậm quá trình hồi phục vết thương và làm vết thương hình thành nên sẹo lồi. Cụ thể với từng loại vết thương như sau mà bạn nên kiêng cử theo đúng thời gian để tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục:

 

Khi có vết thương hở bạn nên kiêng ăn tép ít nhất 1-2 tuần
Khi có vết thương hở bạn nên kiêng ăn tép ít nhất 1-2 tuần

 

  • Vết thương nhỏ, nông: Bạn nên kiêng ăn tép trong khoảng 1-2 tuần.
  • Vết thương lớn, sâu: Bạn nên kiêng ăn tép trong khoảng 4-6 tuần.
Đăng kí nhận ưu đãi mới nhất từ chúng tôi!

Cần lưu ý những gì khi có vết thương hở?

Việc vệ sinh và chăm sóc vết thương hở thường xuyên là điều cần lưu ý để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa việc để lại sẹo xấu thẩm mỹ.

Thường xuyên vệ sinh vết thương hở

Khi vệ sinh vết thương hở bạn cần lưu ý những điều dưới đây để tránh tình trạng viêm nhiễm:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm trước khi chạm vào vết thương.
  • Vệ sinh vết thương thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc Povidine.
  • Khi vệ sinh vết thương bạn cần thao tác nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh.
  • Sử dụng khăn mềm và sạch để thấm khô vết thương.
  • Đối với những vết thương hở lớn và sâu, bạn cần băng bó hoặc sử dụng băng gạc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không chạm tay vào vết thương

Tay là bộ phận trên cơ thể chứa nhiều vi khuẩn nhất, do đó khi bị vết thương hở bạn cần chú ý không lấy tay chạm vào vết thương, trừ khi đã rửa tay thật sạch bằng xà phòng và lau khô.

 

Việc chạm tay vào vết thương hở có thể gây nhiễm trùng hình thành nên sẹo lồi
Việc chạm tay vào vết thương hở có thể gây nhiễm trùng hình thành nên sẹo lồi

 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho vết thương

Khi có vết thương hở bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin và khoáng chất để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục hơn:

  • Bổ sung protein đến từ các loại thực phẩm lành tính, không gây kích ứng như: các loại đậu, các loại hạt, thịt nạc heo,…
  • Bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin từ các loại trái cây, hoa quả tươi.
  • Cung cấp đủ cho cơ thể 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tái tạo của làn da.

Kiêng cữ và chăm sóc vết thương hở đúng cách

Bên cạnh việc vệ sinh và có chế độ ăn uống hợp lý, khi có vết thương hở bạn cũng cần lưu ý đến cách chăm sóc như sau:

  • Tránh để vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, vì tia UV sẽ làm chậm quá trình hồi phục.
  • Luôn giữ vệ sinh ở vị trí vết thương hở và đảm bảo chúng luôn khô ráo.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc tẩm ướt nhiều gia vị sẽ làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
  • Tránh ăn cả các loại thực phẩm dễ gây kích ứng và để lại sẹo trên da.
  • Trường hợp gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở vị trí vết thương hở, bạn cần liên hệ ngay đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

 

Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng cho vết thương hở
Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng cho vết thương hở

 

Trên đây là lời giải đáp đến từ thẩm mỹ trị sẹo cho thắc mắc ăn tép có bị sẹo lồi không. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vết thương hở tốt hơn, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

>>> Các bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan