Vết thương hở ăn rong biển được không?


Việc chăm sóc vết thương hở cần cẩn trọng trong cách vệ sinh, chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bác sĩ khuyên rằng, bạn nên ăn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Vậy, vết thương hở ăn rong biển được không? Hãy theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp chi tiết nhất.

Khi bị vết thương hở có được ăn rong biển không?
Khi bị vết thương hở có được ăn rong biển không?

Hàm lượng dưỡng chất của rong biển

Rong biển chứa rất nhiều hàm lượng dưỡng chất, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Mặc dù rong biển ở mỗi vùng sẽ có hàm lượng dưỡng chất khác nhau nhưng thông thường trong 100gr rong biển thường có các dưỡng chất với tỷ lệ như sau:

  • Carbs: 10 gram
  • Protein: 2 gram
  • Chất béo: 1 gram
  • Sợi quang: 35% RDI
  • Magiê: 180% RDI
  • Canxi: 60% RDI
  • Folate: 50% RDI
  • Kali: 45% RDI
  • Sắt: 20% RDI
  • Vitamin K: 80% RDI
  • Mangan: 70% RDI
  • Iốt: 65% RDI
  • Natri: 70% RDI

Ngoài các thành phần trên, trong trong biển còn có các hợp chất có lợi khác như Axit béo omega-3, Iot, Polyphenol, Fucoidan,… Những hợp chất này đều mang đến những lợi ích cho sức khỏe.

Rong biển chứa rất nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe
Rong biển chứa rất nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe

Vết thương hở ăn rong biển được không?

Khi có vết thương hở, bạn hoàn toàn có thể ăn rong biển. Thực phẩm này rất giàu protein, vitamin K, vitamin A, C,… giúp kích thích tăng sinh tế bào mới, đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Không những thế, các dưỡng chất này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân gây hại. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc ăn rong biển có thể giúp chữa lành vết thương nhanh hơn 50% so những người không ăn rong biển.

Vết thương hở ăn rong biển bao nhiêu là tốt?

Mặc dù rong biển mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể, tuy nhiên bạn cần cân đối lượng ăn mỗi ngày để đảm bảo an toàn sức khỏe và không xuất hiện tác dụng phụ. Các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ nên ăn ít hơn 100g rong biển mỗi ngày. Trong 100gr này, bạn hãy chia thành nhiều bữa ăn, tránh ăn 1 lần.

Lý giải cho điều này, chuyên gia cho biết: Với 100gr rong biển có chứa hàm lượng iot lên đến 1 – 1,8g. Trong khi có, mức iot khuyến cáo nạp vào cơ thể người trưởng thành mỗi ngày là 1,1mg. Nếu vượt liều lượng này có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, gây nên tình trạng đau sưng, tăng cân,… Ngoài ra, vì môi trường số dưới biển nên rong biển cũng có thể chứa các kim loại nặng, thủy ngân hoặc chì. Nếu nạp nhiều vào cơ thể sẽ tích tụ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Người trưởng thành nên ăn ít hơn 100gr rong biển mỗi ngàyNgười trưởng thành nên ăn ít hơn 100gr rong biển mỗi ngày
Người trưởng thành nên ăn ít hơn 100gr rong biển mỗi ngày

Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung rong biển vào chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt là trong trường hợp vết thương nặng hoặc có các bệnh lý khác.

Tác dụng của rong biển đối với người có vết thương hở

Sau khi tìm hiểu câu hỏi vết thương hở ăn rong biển được không, chúng ta có thể thấy thực phẩm này mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Ngoài việc tăng cường tái tạo da, rong biển còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, cải thiện hệ tiêu hóa và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Các hợp chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên trong rong biển có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở vết thương hở. Đặc biệt, các hợp chất như kẽm, selen, beta-carotene, vitamin C, vitamin E, flavonoid sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giảm viêm, tránh vi khuẩn gây hại xâm nhập gây nhiễm trùng và thúc đẩy vết thương hồi phục nhanh hơn.

Ăn rong biển sẽ ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng vết thương
Ăn rong biển sẽ ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng vết thương

Cải thiện hệ tiêu hóa

Rong biển là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, nhờ thành phần Polysacarit sunfat – hoạt chất giúp cân bằng lợi khuẩn đường ruột, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Khi hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cơ thể sẽ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương.

Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể

Rong biển cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin, khoáng chất và axit béo omega-3 cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương. Những dưỡng chất này giúp tái tạo và phục hồi tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và kích thích quá trình liền sẹo.

Bên cạnh đó, hàm lượng K, canxi, magie có trong rong biển sẽ giúp cân bằng điện giải, giảm nguy cơ chuột rút, thư giãn cơ bắp. Còn những hợp chất khác như sắt và folate sẽ giúp tăng cường sản xuất máu, giúp vết thương nhanh lành.

Ăn rong biển khi có vết thương sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục
Ăn rong biển khi có vết thương sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục

Lưu ý ăn rong biển khi có vết thương hở

Như chúng ta đã biết, bị vết thương hở hoàn toàn có thể ăn rong biển nhưng cần chú ý đến liều lượng để tránh gây tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến những thông tin dưới đây khi ăn rong biển để đảm bảo an toàn:

Tác dụng phụ

Mặc dù rong biển được coi là an toàn khi ăn với lượng vừa phải, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều hoặc trong một số trường hợp cụ thể. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm:

  • Tiêu chảy, khó tiêu do hàm lượng chất xơ cao trong rong biển.
  • Kích ứng dạ dày đối với những người có vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Rong biển có hàm lượng iot lên đến 65% nên nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa iot, làm ảnh hưởng đến tuyến giáp, khiến vết thương sưng phù.
  • Rong biển có thể chứa nhiều kim loại nặng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể và vết thương.
Không nên ăn quá nhiều rong biển vì có thể bị nhiễm kim loại nặng
Không nên ăn quá nhiều rong biển vì có thể bị nhiễm kim loại nặng

Đối tượng không nên ăn rong biển

Mặc dù rong biển có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên ăn rong biển khi có vết thương hở. Một số đối tượng cần thận trọng trong việc ăn rong biển bao gồm:

  • Những người bị dị ứng với rong biển hoặc các loại thực phẩm biển khác nên tránh ăn rong biển vì có nguy cơ bị tiêu chảy, đau bụng, khó thở, nổi mẩn đỏ.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên hạn chế ăn rong biển do nguy cơ nhiễm độc tố sinh học, rối loạn tiêu hóa.
  • Người bị bệnh về thận hoặc gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn rong biển do hàm lượng khoáng chất cao.
  • Người bị bệnh về tuyến giáp nên cẩn trọng với hàm lượng iốt cao trong một số loại rong biển.
  • Những người có bụng yếu thì không nên ăn vì rong biển có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ gây tiêu chảy nặng.
  • Người bị mụn trứng cá khi ăn rong biển có thể khiến mụn xuất hiện nhiều hơn bởi thực phẩm này có tính tanh và lượng protein cao.
Nếu da đang bị mụn thì không nên ăn rong biển vì có thể khiến mụn mọc nhanh hơn
Nếu da đang bị mụn thì không nên ăn rong biển vì có thể khiến mụn mọc nhanh hơn

Thực phẩm nào không nên ăn chung với rong biển khi có vết thương hở?

Khi chế biến rong biển, bạn không nên kết hợp với các nguyên liệu như quả hồng, trái cây ngâm chua, phô mai, trà, cam thảo, huyết heo, xúc xích, thịt bò, bánh mì, trứng,… Các thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có thể kết tinh thành hợp chất khó tan. Mặc dù những thực phẩm này không có tác động trực tiếp đến vết thương hở nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây yếu đường ruột, khó hấp thụ dưỡng chất, đau bụng, khó chịu.

Không nên chế biến rong biển với thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng, hình thành sẹo lồi như thịt bò, hải sản, đồ nếp, thịt gà,.. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn kết hợp rong biển với đồ uống có cồn hoặc cà phê vì có thể làm giảm hiệu quả hấp thu các dưỡng chất từ rong biển. Bạn cũng nên lưu ý, chế biến rong biển không nêm nếm nhiều muối vì có thể khiến vết thương lâu lành hơn.

Thay vào đó, hãy ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ và các loại hạt. Những thực phẩm này sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục vết thương.

Không nên tự ý kết hợp rong biển với những nguyên liệu khác
Không nên tự ý kết hợp rong biển với những nguyên liệu khác

Cách chế biến rong biển tốt cho sức khỏe

Để tận dụng tối đa các lợi ích của rong biển, bạn nên chú ý đến cách chế biến sao cho không làm mất đi các chất dinh dưỡng quý giá. Dưới đây là các bước để có được món ăn thơm ngon, giàu dưỡng chất:

  • Bước 1: Sử dụng rong biển tươi, lá non, có độ bóng vừa phải, màu xanh đậm, thường có nhiều lỗ nhỏ trên lá.
  • Bước 2: Sơ chế rong biển bằng cách ngâm trong nước khoảng 5 – 10 phút, sau đó vớt ra và rửa sạch để khử tanh, loại bỏ vi khuẩn bám trên trong biển.
  • Bước 3: Luộc hoặc hấp rong biển để giữ nguyên các dưỡng chất. Chỉ nên nấu khoảng 5 – 10 là tắt bếp, tránh làm rong biển bị nát.

Ngoài cách chế biến trên, bạn cũng có thể tham khảo 2 cách chế biến rong biển hấp dẫn sau đây:

  • Có thể chế biến rong biển với dầu oliu, tỏi và các loại gia vị khác để gia tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng.
  • Sử dụng rong biển làm nguyên liệu trong các món súp, salad hoặc nộm để giúp khẩu phần ăn đa dạng và hấp dẫn hơn.
Chế biến rong biển để có món ăn vừa có hương vị thơm ngon vừa tốt cho người có vết thương hở
Chế biến rong biển để có món ăn vừa có hương vị thơm ngon vừa tốt cho người có vết thương hở

Lưu ý, bạn nên tránh chiên rán rong biển vì nhiệt độ cao có thể làm mất đi các dưỡng chất quan trọng. Hơn nữa, thực phẩm chiên rán cũng không tốt cho người có vết thương hở nên bạn chỉ cần sơ chế đơn giản để giữ nguyên các giá trị dinh dưỡng có trong rong biển.

Qua bài viết thẩm mỹ trị sẹo trên, chúng tôi đã giúp bạn biết được việc có vết thương hở ăn rong biển được không. Có thể thấy, bạn hoàn toàn có thể ăn rong biển với hàm lượng vừa đủ khi có vết thương hở để đẩy nhanh quá trình hồi phục và nạp dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý đến cách chế biến để giữ nguyên các giá trị dinh dưỡng mà thực phẩm này mang lại.

Xem thêm bài viết liên quan

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan