banner

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành?


Sinh mổ là một phương pháp sinh nở được nhiều phụ nữ lựa chọn khi có những biến chứng hoặc nguy cơ cao trong quá trình mang thai và sinh con. Tuy nhiên, sinh mổ cũng là một ca phẫu thuật lớn, để lại vết thương trên bụng và tử cung của người mẹ. Vậy sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành và cần chú ý những gì để hạn chế để lại sẹo, mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết được thamytriseo.com chia sẻ hôm nay.

Nguyên nhân làm vết mổ sau khi sinh lâu lành

Trước khi tìm hiểu sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành chắc chắn bạn không nên bỏ qua thông tin về nguyên nhân kéo dài thời gian hồi phục của vết mổ. Cụ thể một số lý do như căng thẳng, hoại tử,… có thể làm vết mổ lâu lành hơn bình thường.

Mẹ bị căng thẳng, áp lực trong thời gian đầu mới sinh

Những áp lực, căng thẳng trong thời gian đầu làm mẹ có thể khiến vết mổ lâu hồi phục. Không chỉ như vậy, nếu mẹ luyện tập thể dục quá sớm hay leo cầu thang nhiều lần trong ngày cũng là nguyên nhân làm vết khâu bị rách, bục chỉ. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn tập luyện thể thao hay vận động mạnh sau khi sinh mổ.

Áp lực căng thẳng sau khi sinh có thể làm kéo dài thời gian hồi phục vết mổ
Áp lực căng thẳng sau khi sinh có thể làm kéo dài thời gian hồi phục vết mổ

Khả năng tự hồi phục của cơ thể kém

Một số mẹ có tiền sử mắc một số bệnh lý như tiểu đường, béo phì,… làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến quá trình hồi phục lâu hơn so với những phụ nữ khác. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng tác động đến thời gian vết mổ lành sau khi sinh.

Vết mổ bị hoại tử

Một vài trường hợp, những tế bào ở phần rìa của vết mổ bị chết do không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Đây được xem là tình trạng hoại tử trong y khoa. Lúc này tế bào không thể phát triển tiếp và khiến vết mổ bị hở, khó lành hơn.

Nhiễm trùng vết khâu

Nếu các mẹ không chú ý cách chăm sóc vết mổ thì tỷ lệ rất cao thể gặp tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập nên việc chữa lành vết thương sẽ diễn ra lâu hơn so với bình thường.

Vết mổ bị nhiễm trùng có thể làm thời gian hồi phục lâu hơn
Vết mổ bị nhiễm trùng có thể làm thời gian hồi phục lâu hơn

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành?

Sau khi sinh mổ, người mẹ sẽ có hai vết rạch: một vết rạch trên da bụng dưới, cách lông mu khoảng 2-5 cm và một vết rạch trên tử cung. Để đảm bảo an toàn, người mẹ được nằm theo dõi tại bệnh viện khoảng 3 – 4 ngày. Nếu không có biến chứng gì xảy ra, vết mổ sẽ hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần nghỉ ngơi tại nhà. Thời gian phục hồi sẽ diễn ra theo từng giai đoạn như:

  • 7 ngày đầu tiên, vết mổ sẽ liền lại và hơi gồ lên khỏi bề mặt da, có màu đỏ đậm.
  • Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 3 vết mổ khô lại hoàn toàn và bắt đầu chuyển sang giai đoạn hình thành sẹo, sẽ có tình trạng ngứa nhẹ và khi chạm vào hơi đau.
  • Từ tháng thứ 4 vết sẹo sẽ co lại chuyển sang nâu nhạt nếu được chăm sóc đúng cách sẽ tệp hoàn toàn với màu da.

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như cơ địa, tình trạng sức khỏe, cách chăm sóc và vệ sinh của người mẹ. Ngoài ra, việc sinh con lần đầu hay lần hai, ba cũng ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

Thông thường mất khoảng 6 tuần để vết mổ sau sinh phục hồi
Thông thường mất khoảng 6 tuần để vết mổ sau sinh phục hồi

Những dấu hiệu bất thường sau sinh mổ bạn cần biết

Trả lời câu hỏi sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành chuyên gia cũng cảnh báo những bất thường mẹ có thể gặp phải. Theo đó nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, vết mổ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về cả thẩm mỹ và sức khỏe. Dưới đây là một số biến chứng mà khách hàng có thể gặp phải:

Vết mổ bị sưng đỏ và có mủ

Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng vết thương, có thể do không vệ sinh vết mổ sạch sẽ, không thay băng vô trùng thường xuyên hoặc do cơ địa dễ bị viêm nhiễm của người mẹ. Nếu để nhiễm trùng kéo dài, vết mổ có thể bị hở, chảy máu hoặc gây sốt cao, ớn lạnh cho người mẹ.

Vết mổ bị sưng đỏ và có mủ gây sốt
Vết mổ bị sưng đỏ và có mủ gây sốt

Vết mổ bị lồi

Khi cơ thể sản sinh quá nhiều collagen để phục hồi vết thương, khiến cho vết sẹo gồ lên và lồi ra ngoài. Vết sẹo lồi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra những phiền toái như ngứa, đau hay khó chịu khi mang quần áo.

Vết mổ bị hở

Khi vết khâu không liền kín hoặc bị rách do áp lực từ bên trong. Vết mổ bị hở có thể do người mẹ ho, hắt hơi, cười to hoặc nâng vật nặng quá sớm sau sinh. Vết mổ bị hở rất nguy hiểm vì có thể gây ra chảy máu, nhiễm trùng hoặc thoát ruột.

Vết mổ bị tiết dịch

Nhiều khách hàng gặp phải tình trạng tiết dịch ở vết mổ, có thể do nhiễm trùng hoặc do tụ dịch tại vùng phẫu thuật. Dịch tiết từ vết mổ có thể có màu trong, vàng nhạt hoặc đục và có mùi hôi. Nếu để lâu, dịch tiết có thể gây ra viêm nhiễm hoặc rong kinh.

Nếu bạn phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vết mổ sau sinh, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc các phương pháp dân gian để chữa trị vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Sau sinh mổ có thể gặp một số biến chứng tại vết khẩu như tiết dịch, sưng đỏ
Sau sinh mổ có thể gặp một số biến chứng tại vết khẩu như tiết dịch, sưng đỏ

Vết mổ sau sinh có để lại sẹo không?

Bên cách thắc mắc sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành nhiều khách hàng cũng đặc biệt lo lắng vết mổ có để lại sẹo không. Theo các chuyên gia sản khoa, vết mổ sau sinh thường dài khoảng 10-15 cm, cách lông mu 2-5 cm. Vết rạch được khâu bằng chỉ hấp thu hoặc chỉ rút, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hầu hết các vết mổ sau sinh đều để lại sẹo, kích thước vết sẹo lớn hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như:

  • Cơ địa của người mẹ: Một số người có cơ địa dễ hình thành sẹo lồi hoặc sẹo rỗ do sản sinh quá nhiều collagen để phục hồi vết thương.
  • Cách chăm sóc vết mổ: Nếu người mẹ vệ sinh vết mổ sạch sẽ, không gãi hay làm tổn thương vết khâu, không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc các chất kích ứng, vết sẹo sẽ nhỏ và phai dần theo thời gian.
  • Kỹ thuật khâu của bác sĩ: Nếu bác sĩ khâu vết mổ bằng kỹ thuật thẩm mỹ, chỉ khâu nhỏ và đều, vết sẹo sẽ ít rõ ràng hơn.
Vết mổ sau sinh khả năng hình thành sẹo rất lớn
Vết mổ sau sinh khả năng hình thành sẹo rất lớn

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh hiệu quả

Ngoài thắc mắc sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành, việc chăm sóc vết mổ như thế nào cũng cần đặc biệt lưu tâm. Sau khi sinh mổ, vết mổ là một vùng nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Để giúp vết mổ mau lành và phòng ngừa các biến chứng, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Giữ vết mổ khô và sạch

Bạn nên thay băng vết mổ hàng ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi thay băng, bạn nên rửa tay kỹ và lau nhẹ nhàng vết mổ bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Không nên cọ xát hay chà sát vết mổ. Không nên ngâm vết mổ trong bồn tắm hay bể bơi cho đến khi vết mổ hoàn toàn lành.

Bạn phải chú ý luôn giữ vết mổ sau sinh khô ráo
Bạn phải chú ý luôn giữ vết mổ sau sinh khô ráo

Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

Bạn nên kiểm tra vết mổ thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng, như: đỏ, sưng, nóng, đau nhức, chảy dịch mủ hay có mùi hôi. Nếu bạn có sốt cao, run rẩy, hay cảm thấy khó thở, bạn nên gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức.

Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên vết mổ

Bạn nên tránh uốn người, nâng vật nặng, hay leo cầu thang trong vài tuần đầu sau khi sinh mổ. Bạn cũng nên hạn chế lái xe hay đi xa cho đến khi bác sĩ cho phép. Bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau nhức, nhưng không nên quá sức.

Chú ý đến chế độ ăn uống sau sinh mổ
Chú ý đến chế độ ăn uống sau sinh mổ

Ăn uống hợp lý và uống đủ nước

Bạn nên ăn các thực phẩm giàu protein, vitamin C, sắt và kẽm để tăng cường miễn dịch và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Bạn cũng nên uống đủ nước để giúp cơ thể thanh lọc và hạn chế táo bón. Tránh ăn các thực phẩm gây khó tiêu hoặc gây dị ứng.

Sử dụng kem trị sẹo

Có nhiều loại kem trị sẹo được bán trên thị trường, có tác dụng làm mờ và làm mịn vết sẹo. Tùy theo từng tình trạng cụ thể mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho phù hợp. Lưu ý nên xem bảng thành phần và nồng độ hoạt chất để tránh bị kích ứng và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách để không bị sẹo
Chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách để không bị sẹo

Làm gì để vết mổ bên trong nhanh lành?

Muốn vết thương sau sinh hồi phục mau chóng, không gặp biến chứng nghiêm trọng, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:

Chế độ ăn uống sau khi sinh mổ

Bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống chuẩn khoa học để vết thương nhanh chóng hồi phục như sau:

  • Ưu tiên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo loãng, uống nhiều nước,… để tránh gây áp lực lên đường ruột và vùng bụng. Bạn nên ăn cháo cho đến khi xì hơi được.
  • Xây dựng thực đơn gồm các nguyên liệu giàu đạm, canxi,… để tạo nhiều sữa cho bé bú và hồi phục độ đàn hồi, mịn màng của làn da.
  • Tăng cường cung cấp các loại vitamin A, B, C cho cơ thể để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương.
  • Bạn cũng đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K và vi lượng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
  • Các mẹ cũng cần lưu ý tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng vết mổ, mưng mủ và sẹo lồi như rau muống, trứng gia cầm, thịt bò, đồ nếp,…
Chế độ ăn để vết mổ nhanh hồi phục phải giàu vitamin K
Chế độ ăn để vết mổ nhanh hồi phục phải giàu vitamin K

Chế độ sinh hoạt sau khi sinh mổ

Sau khi sinh các mẹ nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sao cho phù hợp giúp sức khỏe sớm hồi phục. Tư thế nghỉ phù hợp là nằm nghiêng sang một bên để giảm các cơn đau do co thắt tử cung. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chỉ nằm mãi ở một tư thế mà hãy chú ý đi lại nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng bị dính ruột.

Xử lý như thế nào khi có dấu hiệu bất thường của vết mổ?

Khi phát hiện vết mổ có một số dấu hiệu bất thường như chảy máu, mưng mủ, đau nhức,… bạn có thể áp dụng một số cách hiệu quả sau từ kinh nghiệm của các bác sĩ sản khoa:

Xử lý ngay tại nhà

Hướng dẫn xử lý các dấu hiệu bất thường của vết mổ theo chuẩn y khoa như sau:

  • Sử dụng băng vô trùng để bảo vệ vết mổ trong khoảng 24 – 48 giờ kể từ khi mổ. Tuyệt đối không để băng bị ướt dễ gây nhiễm trùng.
  • Nếu vết thương hở nên ưu tiên dùng gạc ẩm vô trùng và chú ý rửa tay trước khi băng bó.
  • Các thành viên trong gia đình cũng cần nắm rõ về cách chăm sóc vết thương và hiểu rõ về các dấu hiệu bất thường của vết mổ.
  • Thực đơn hàng ngày phải đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng và áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học thì cơ thể mới nhanh hồi phục.
Thực đơn mỗi ngày sau khi sinh mổ phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Thực đơn mỗi ngày sau khi sinh mổ phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Điều trị y khoa khi vết mổ bất thường

Nếu các dấu hiệu bất thường của vết mổ quá nghiêm trọng, không thể xử lý tại nhà, bạn nên đến ngay các bác sĩ chuyên khoa phụ sản để được điều trị sớm. Tuyệt đối không chủ quan có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và nguy hiểm hơn là tính mạng của bạn.

Vết mổ sau sinh là một vết thương lớn cần được chăm sóc kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng và biến chứng. Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, cách chăm sóc và kỹ thuật khâu của bác sĩ. Đừng quá lo lắng về vết sẹo sau sinh mổ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà hoặc can thiệp thẩm mỹ để xử lý.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan