Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa? Nguyên nhân và cách điều trị


Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa là tình trạng mà chị em nào cũng có thể gặp phải sau khi sinh con bằng phương pháp sinh thường. Ngứa tầng sinh môn có thể là biểu hiện vết thương đang dần hồi phục hoặc báo hiệu tình trạng nhiễm trùng. Cùng thẩm mỹ trị sẹo tìm hiểu rõ hơn về tình trạng ngứa ngáy tại tầng sinh môn qua bài viết sau.

Vết thương tầng sinh môn bị ngứa khiến các bà mẹ cảm thấy khó chịu
Vết thương tầng sinh môn bị ngứa khiến các bà mẹ cảm thấy khó chịu

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị ngứa

Tình trạng vết thương khâu tầng sinh môn bị ngứa, khó chịu có thể xảy ra do một số nguyên nhân như vết khâu đang dần lên da non, nhau thai còn sót lại,… Cụ thể, các lý do dẫn đến vấn đề vết khâu ngứa như sau:

Vết thương đang dần hồi phục

Khi các tế bào biểu bì đang trong giai đoạn hồi phục, hàm lượng lớn histamin sẽ được sản sinh khiến da ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, tình trạng này chỉ diễn ra trong vòng 5 – 7 ngày và dần biến mất hoàn toàn.

Nhau thai vẫn còn trong cơ thể

Tầng sinh môn ngứa cùng với những cơn đau nhức ở phần bụng dưới cho thấy nhau thai đang bị sót bên trong tử cung. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp phù hợp để đào thải nhau ra ngoài.

Vết khâu nhiễm khuẩn

Nếu tầng sinh môn nhiễm khuẩn, bạn có thể cảm thấy ngứa cùng với một vài triệu chứng như chảy dịch mủ, máu, đau buốt khi đi tiểu. Mức độ nhiễm khuẩn sẽ ngày càng nặng nề hơn nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Ngứa cũng có thể là biểu hiện vết khâu tầng sinh môn đang nhiễm trùng
Ngứa cũng có thể là biểu hiện vết khâu tầng sinh môn đang nhiễm trùng

Vết khâu tầng sinh môn ngứa khó chịu phải làm sao?

Cho dù vết khâu tầng sinh môn bị ngứa nhiều hay ít thì chị em cũng cần bình tĩnh, đừng quá lo lắng khi gặp vấn đề này. Trước hết cần lưu ý tuyệt đối không gãi hay chà xát quá mạnh vào khu vực tầng sinh môn và nắm rõ một số nguyên tắc xử lý sau:

  • Làm sạch vết thương tầng sinh môn mỗi ngày với dung dịch nước muối sinh lý, thấm đều quanh đường chỉ may.
  • Băng vệ sinh thấm sản dịch sau sinh phải được thay trong khoảng 2 – 4 giờ/lần.
  • Chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ chất xơ, nước nhằm hạn chế nguy cơ táo bón làm vết thương tầng sinh môn ngày càng đau nhức nhiều hơn.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau sinh phù hợp, tránh quan hệ tình dục khi tầng sinh môn vẫn chưa hồi phục.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu hồi phục?

Tầng sinh môn sẽ dần lành lặn sau khi khâu từ 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, thời gian hồi phục cụ thể của mỗi người không giống nhau mà phụ thuộc vào một số yếu tố như tay nghề bác sĩ, chế độ chăm sóc tại nhà, cơ địa của chị em. Thực tế cho thấy, những người có cơ địa nhạy cảm, vết thương tầng sinh môn sẽ lâu lành hơn so với đối tượng sở hữu cơ địa bình thường.

Tầng sinh môn sau khi may sẽ hồi phục trong vòng 2 – 3 tuần
Tầng sinh môn sau khi may sẽ hồi phục trong vòng 2 – 3 tuần

Cách điều trị vết khâu tầng sinh môn bị ngứa hiệu quả

Tùy thuộc vào tình trạng ngứa nhẹ hay nặng mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp dành cho chị em. Cụ thể cách điều trị vết khâu tầng sinh môn ngứa khó chịu như sau:

Đối với trường hợp ngứa ở mức độ nhẹ

Trong một số trường hợp tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị ngứa ở mức độ nhẹ, các bác sĩ thường khuyên bạn nên áp dụng cách điều trị như sau:

  • Vệ sinh vùng kín mỗi ngày và lựa chọn loại quần lót có kích thước phù hợp, chất liệu thấm hút tốt.
  • Kiêng rượu bia, chất kích thích, đồ nếp,… nhằm hạn chế hình thành sẹo lồi, kéo dài thời gian hồi phục của vết thương.
  • Giảm cảm giác ngứa vùng kín bằng cách rửa tầng sinh môn với trà xanh chứa hàm lượng vitamin, EGCG,… cao
  • Xông hơi âm đạo bằng nguyên liệu thảo mộc như ngải cứu, kinh giới,… để vùng kín luôn khô thoáng, giảm mức độ ngứa khó chịu.
  • Sử dụng các loại thuốc xịt giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng theo hướng dẫn của bác sĩ sản phụ khoa.
Bạn có thể giảm cảm giác ngứa tầng sinh môn bằng trà xanh
Bạn có thể giảm cảm giác ngứa tầng sinh môn bằng trà xanh

Đối với trường hợp ngứa ở mức độ nặng

Nếu vùng kín ngứa ngáy quá nhiều, các bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc đặt âm đạo để chấm dứt tình trạng này nhanh chóng. Tùy thuộc vào nguyên nhân ngứa tầng sinh môn do nấm hay vi khuẩn mà loại thuốc điều trị phù hợp sẽ được chỉ định. Trường hợp, ngứa, viêm nhiễm đã lây lan sang các khu vực khác, phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng.

Phòng ngừa vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng

Tình trạng vết thương khâu tầng sinh môn nhiễm trùng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu thực hiện theo một số hướng dẫn sau:

  • Không thụt rửa âm đạo khi vết khâu tầng sinh môn vẫn chưa hồi phục.
  • Luyện tập nhẹ nhàng để cải thiện chức năng lưu thông tuần hoàn máu.
  • Lau rửa vùng kín nên thực hiện từ trước ra sau để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chế độ dinh dưỡng sau sinh cần đa dạng, không chọn các loại thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
  • Thời gian đầu mới khâu tầng sinh môn nên chườm lạnh để giảm sưng, đau và phải luôn lau khô vết thương bằng khăn sạch, mềm.
  • Chỉ uống hay thoa thuốc khi có chỉ định của bác sĩ tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
  • Tư thế ngồi thoải mái, hơi ngả về sau có tác dụng giảm áp lực tác động đến tầng sinh môn.
Uống thuốc giảm ngứa tầng sinh môn theo đúng chỉ định của bác sĩ
Uống thuốc giảm ngứa tầng sinh môn theo đúng chỉ định của bác sĩ

Trường hợp cần đến bệnh viện xử lý ngứa vết khâu tránh biến chứng

Theo các tài liệu y khoa, nếu thuộc một số trường hợp sau, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xử lý vết khâu tầng sinh môn bị ngứa như:

  • Sốt cao trên 39 độ C trong thời gian dài mà không hề có dấu hiệu chấm dứt.
  • Vết khâu ở tầng sinh môn xuất hiện tình trạng mưng mủ, chảy dịch.
  • Cảm giác đau nhức rất dữ dội tại vết khâu tầng sinh môn và bụng dưới.
  • Cơn đau kéo dài hơn so với bình thường và không có dấu hiệu giảm.
Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa và kèm theo triệu chứng bất thường nên đi thăm khám bác sĩ
Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa và kèm theo triệu chứng bất thường nên đi thăm khám bác sĩ

Những lưu ý để tránh nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Để hạn chế vết khâu tầng sinh môn bị ngứa và nhiễm trùng, các bạn nên chăm sóc vết thương đúng cách. Cụ thể, các chuyên gia khuyên sau phẫu thuật nên chăm sóc kỹ càng theo hướng dẫn như sau:

Chăm sóc vết khâu ở tầng sinh môn kỹ càng

Cách chăm sóc vết thương ở tầng sinh môn rất quan trọng, bởi thực hiện không đúng cách có thể gây nhiễm trùng. Các bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để vết thương phục hồi tốt nhất:

Chăm sóc vết khâu ở tầng sinh môn cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng
Chăm sóc vết khâu ở tầng sinh môn cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng
  • Uống thuốc giảm đau, kháng viêm theo đơn kê của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng mua bên ngoài khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Trường hợp khó đại tiện có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc uống nhuận tràng.
  • Cách khoảng 4 – 5 giờ nên thay băng vệ sinh 1 lần để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
  • Chườm lạnh tối đa 2 lần/ngày để giảm sưng đau, tiêu viêm. Lưu ý nên thực hiện cẩn thận, không để nước dính lên vết thương sẽ gây nhiễm trùng.
  • Sau khi đi vệ sinh nên lau nhẹ từ trước ra sau để làm sạch vùng kín và vết khâu ở tầng sinh môn.
  • Sử dụng loại dung dịch vệ sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh dùng những sản phẩm không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng đến vết thương.
  • Lựa chọn quần lót chất liệu vải lụa, sợi tơ có độ rộng tạo sự thoải mái cho vùng kín.

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và hạn chế ngồi

Sau khi sinh em bé khoảng 2 – 6 tuần, các chị em nên nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế ngồi nhiều, tuyệt đối không vận động mạnh. Đặc biệt, khi vết khâu tầng sinh môn bị ngứa và chưa lành lại thì nên kiêng các hoạt động tập thể dục, đi lại quá nhiều, khuân vác vật nặng, đẹp xe, quan hệ…

Sau sinh khoảng 2 - 6 tuần đầu nên nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế ngồi nhiều
Sau sinh khoảng 2 – 6 tuần đầu nên nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế ngồi nhiều

Vết khâu ở tầng sinh môn chưa lành, nếu có những va chạm mạnh dễ dẫn đến bị rách chảy máu làm kéo dài quá trình phục hồi vết thương. Trong quá trình này, các bạn chỉ nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như:

  • Từ tuần thứ 4 trở đi, các bạn có thể tập các bài tập yoga với những động tác nhẹ nhàng.
  • Nên dùng ghế tựa để nằm nghiêng sẽ giúp giảm thiểu các tác động đến vết thương ở tầng sinh môn.
  • Đi lại nhẹ nhàng, bước chân ngắn, không nên leo cầu thang hay đi ở vị trí sườn dốc.

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, uống đủ nước mỗi ngày

Để giảm thiểu tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị ngứa và phòng ngừa nhiễm trùng, các bạn nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học. Hãy ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho các mẹ sau sinh như:

Nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học sau sinh để vết khâu ở tầng sinh môn nhanh phục hồi
Nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học sau sinh để vết khâu ở tầng sinh môn nhanh phục hồi
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm rau củ quả, trái cây có chứa các loại vitamin A, C, E, K… để giúp nhanh tái tạo tế bào. Chẳng hạn, một số loại thực phẩm như khoai lang, cà chua, cà rốt, rau lang, súp lơ, cam, bưởi, dâu tây…
  • Bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn máu như kali, sắt, kẽm… Một số thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như bơ, chuối chín, khoai tây, bí ngô, các loại hạt…
  • Tăng cường các loại protein lành mạnh trong quá trình dưỡng thương và cho con bú. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt heo nạc, sữa chua, đậu nành, ngũ cốc, các loại đậu…
  • Bổ sung các dưỡng chất DHA và canxi có trong các loại thực phẩm như cá hồi, ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa, bắp cải, bơ lạc, lòng đỏ trứng, đậu hũ…
  • Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 – 2 lít nước), có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, sinh tố để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lưu ý: Kiêng ăn các thực phẩm có khả năng gây sưng đau, mưng mủ và ngứa ngáy vết thương như hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống, rau má, đồ nếp, chất kích thích…

Đa số các trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị ngứa đều thuộc mức độ nhẹ nhưng nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Seoul Center khuyên chị em nên chú ý vệ sinh, chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách, giữ tâm lý thoải mái và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau sinh.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan