Làm gì khi vết thương chảy nước vàng? Cảnh báo dấu hiệu viêm nhiễm


Vết thương hở thường xuất hiện sau chấn thương, tai nạn, do nặn mụn hay phẫu thuật thẩm mỹ,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc vết thương hở sao cho đúng nên một số trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm. Một trong những dấu hiệu cảnh báo về viêm nhiễm ở da là vết thương chảy nước vàng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và xử lý như thế nào đúng cách?

Vết thương bị chảy nước vàng không lành cần được xử lý kịp thời
Vết thương bị chảy nước vàng không lành cần được xử lý kịp thời

Nguyên nhân vết thương hở chảy nước vàng

Vết thương chảy nước vàng có thể là huyết tương tiết trong quá trình tế bào phục hồi hoặc là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm do vệ sinh không đúng cách. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này còn có thể là:

  • Dùng xà phòng để rửa vết thương: Xà phòng có khả năng làm sạch rất tốt nhưng không nên dùng cho vết thương hở. Chúng có thể gây kích ứng da, làm tổn thương mô mềm dễ dây chảy dịch mủ, sưng đau và viêm nhiễm.
  • Bụi bẩn: Nếu vết thương hở khi ma sát với mặt đường đầy cát sỏi hay trong môi trường khói bụi thì ngay lập tức các chất bẩn đấy sẽ thâm nhập vào trong vết thương gây viêm nhiễm.
  • Không dùng băng cá nhân: Nếu không dùng băng cá nhân để bảo vệ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiến vào, khiến vết thương bị nhiễm trùng.
  • Vết thương có gỉ kim loại: Các vết thương bị cắt do kim loại, nhất là các kim loại cũ có thể gây viêm màng não, uốn ván hoặc tétano. Trong trường hợp thường gỉ sắt còn mắc lại trong da dễ bị viêm sưng, mưng mủ.
Vết thương chảy nước vàng không lành có thể do vệ sinh không đúng cách
Vết thương chảy nước vàng không lành có thể do vệ sinh không đúng cách

Phân loại dịch vàng chảy ra từ vết thương hở

Dịch vàng chảy ra từ vết thương hở có thể là huyết tương hoặc mủ, tùy thuộc vào tình trạng tổn thương. Các loại dịch vàng này thường có màu sắc và mùi khác nhau:

Nước vàng đục

Nước vàng đục mà màu sắc của dịch mủ sau viêm, là dấu hiệu mô mềm bị tổn thương và vết thương bị nhiễm trùng. Mủ có chứa các tế bào bạch cầu, vi khuẩn và các chất bã nhầy. Mủ ở vết thương chảy nước vàng có mùi hôi, và gây cảm giác ngứa, đau rát. Chúng khiến vết thương lâu lành và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như hoại tử, viêm khớp hoặc septicemia.

Nước vàng đục thường là dịch mủ, cảnh báo dấu hiệu viêm nhiễm
Nước vàng đục thường là dịch mủ, cảnh báo dấu hiệu viêm nhiễm

Nước vàng trong

Nước vàng trong là màu sắc của huyết tương, là dịch tiết sinh lý của cơ thể. Huyết tương có tác dụng bảo vệ, ẩm và che chắn cho vết thương, thường có màu vàng trong suốt, không có mùi hôi. Huyết tương thường xuất hiện sau khoảng 3 – 7 ngày và sẽ giúp vết thương lành lại nhanh chóng.

Nước vàng trong là huyết tương giúp bảo vệ vết thương tốt hơn
Nước vàng trong là huyết tương giúp bảo vệ vết thương tốt hơn

Cách xử lý khi vết thương chảy nước vàng?

Vết thương chảy nước vàng có sao không? Câu trả lời là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, dựa theo màu sắc và các phản ứng phụ kèm theo để đánh giá mức độ nguy hiểm. Trong một số tình huống, đây có thể là dấu hiệu của các biến chứng như nhiễm trùng máu, hoặc viêm mô tế bào. Để xử lý khi tình trạng này, bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Rửa sạch vết thương

Bạn nên dùng nước muối sinh lý Betadine, Povidone,… để rửa vết thương. Khi rửa, bạn có thể cắt mở một phần của vết thương để rửa sạch mủ và nước vàng. Bạn không nên dùng xà phòng thông thường để rửa vết thương vì nó có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình hồi phục.

Bước 2: Băng bó vết thương

Sau khi rửa sạch, bạn nên dùng gạc y tế hoặc băng cá nhân để băng bó vết thương. Lưu ý không nên băng quá kín hoặc quá chặt để giữ cho vết thương thoáng khí và có độ ẩm tiêu chuẩn. Tốt nhất nên thay băng mỗi ngày hoặc khi băng bị ướt.

Bảng bó vết thương để tránh bụi bẩn xâm nhập
Bảng bó vết thương để tránh bụi bẩn xâm nhập

Bước 3: Điều trị kháng sinh

Nếu vết thương bị nhiễm trùng, bạn cần phải bôi hoặc uống kháng sinh theo chỉ định để ngăn ngừa vi khuẩn lan rộng. Bạn không nên tự ý uống kháng sinh mà không có sự tư vấn của bác sĩ vì có thể gây ra tác dụng phụ hoặc kháng thuốc.

Bước 4: Quan sát tình trạng phục hồi vết thương

Những ngày sau đó bạn cần theo dõi tình trạng của vết thương hàng ngày để xem có dấu hiệu cải thiện hay không. Nếu vết thương giảm sưng, đỏ, đau, mủ và nước vàng, đó là dấu hiệu tốt cho quá trình hồi phục. Trong trường hợp có  biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, hoại tử tế bào, bạn cần phải đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Theo dõi quá trình phục hồi của vết thương để xử lý kịp thời
Theo dõi quá trình phục hồi của vết thương để xử lý kịp thời

Qua bài viết, bạn đã hiểu được nguyên nhân và cách xử lý khi vết thương chảy nước vàng phù hợp. Đây là những kiến thức cần thiết để bạn có thể tự chăm sóc vết thương hở một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu vết thương bị chảy nước vàng kéo dài, có mùi hôi, sưng đỏ, đau nhức hoặc sốt cao, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan