Bị vết thương có ăn khoai tây được không? Tại sao?


Bị vết thương có ăn khoai tây được không sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây bằng những phân tích chuyên sâu về tác dụng của khoai tây đối với quá trình phục hồi thương tổn. Đồng thời là những tác dụng của thực phẩm này với cơ thể, hướng dẫn cách chế biến và lưu ý khi thêm vào thực đơn sao cho an toàn nhất.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc bị vết thương có ăn khoai tây được không?
Chuyên gia giải đáp thắc mắc bị vết thương có ăn khoai tây được không?

Những tác dụng của khoai tây với cơ thể

Để trả lời cho câu hỏi bị vết thương có ăn khoai tây được không, hãy cùng thẩm mỹ trị sẹo tìm hiểu những tác dụng trực tiếp của loại thực phẩm này trên cơ thể. Tất cả đánh giá được đưa ra dựa theo những nghiên cứu về dinh dưỡng và thẩm mỹ:

Giảm viêm hiệu quả

Bồi đắp cơ thể bằng khoai tây là một trong những cách giúp giảm viêm, tiêu sưng và bảo vệ làn da bạn tốt nhất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng khoai tây với liều lượng phù hợp trong vòng 1 tháng bạn sẽ thấy những cơn đau dạ dày, tá tràng và vùng xương khớp được cải thiện rõ rệt.

Khoai tây giúp giảm viêm hiệu quả
Khoai tây giúp giảm viêm hiệu quả

Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao được tìm thấy trong khoai tây có khả năng cải thiện chất lượng của hệ tiêu hóa. Phòng tránh tình trạng tiêu chảy, đau bụng và thúc đẩy nhu động ruột. Ngoài ra, trong khoai tây giàu Kali cũng là một thành phần đóng góp trong quá trình xay nhuyễn và chuyển hóa thức ăn.

Cải thiện chất lượng của hệ tiêu hóa
Cải thiện chất lượng của hệ tiêu hóa

Chất chống oxy hóa

Giàu vitamin A, Vitamin C, B1 là lý do vì sao khoai tây đặc biệt tốt cho da. Với vai trò là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da tối đa trước những tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn và ánh sáng mặt trời.

Khoai tây có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, làm lành vết thương nhanh chóng và cân bằng độ ẩm cho da. Ngoài ra, kết hợp đắp mặt nạ khoai tây và thêm vào thức đơn hằng ngày sẽ giúp làn da mịn màng và đẩy lùi thâm sạm, lão hóa sớm.

 

Bổ sung chất chống oxy hóa để bảo vệ da tốt hơn
Bổ sung chất chống oxy hóa để bảo vệ da tốt hơn

Đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu

Kẽm và sắt là hai thành phần chính giúp khoai tây cũng góp mặt vào trong nhóm thực phẩm tốt cho quá trình sản sinh hồng cầu và chuyển hóa thành máu đi nuôi cơ thể. Những tế bào mới sẽ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và máu để tiếp tục sản sinh và làm lành thương. Đó chính là lý do vì sao ăn đúng, ăn đủ khoai tây sẽ giúp làn da bạn mịn màng, hồng hào, căng bóng.

Khoai tây giàu kẽm và sắt giúp vết thương nhanh lành
Khoai tây giàu kẽm và sắt giúp vết thương nhanh lành

Bị vết thương hở ăn khoai tây được không?

Với những phân tích cụ thể ở trên, chắc chắn bạn đã trả lời được cho câu hỏi bị vết thương có ăn khoai tây được không. Có thể nói trong tất cả các loại rau củ, khoai tây là thực phẩm được nhiều bác sĩ khuyến khích sử dụng sau phẫu thuật nhất. Do hàm lượng protein thực vật cao giúp đẩy nhanh quá trình làm lành thương nhưng vẫn không gây tăng sinh collagen để lại sẹo lồi.

Thêm vào đó sự giàu có sắt, kẽm và hai dưỡng chất chống oxy hóa hàng đầu là vitamin A, C đã giúp khoai tây trở thành đối thủ bất bại trong việc bảo vệ làn da tránh viêm nhiễm. Do đó, ăn khoai tây đúng cách với hàm lượng vừa đủ và tuân theo chỉ định của bác sĩ là cách để bạn bảo vệ vết thương, làn da và cơ thể của mình tốt hơn.

Chuyên gia giải đáp bị vết thương có ăn khoai tây được không?
Chuyên gia giải đáp bị vết thương có ăn khoai tây được không?

Hướng dẫn cách chế biến khoai tây để nâng cao hiệu quả

Chế biến khoai tây đúng cách là một trong những lưu ý giúp phát huy tối đa hiệu quả của thực phẩm đối với sức khỏe và việc hồi phục vết thương. Dưới đây là những hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo để thêm vào thực đơn sao cho phù hợp.

Khoai tây hấp hoặc luộc là cách chế biến được khuyến khích nhằm giữ nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng của món ăn.

  • Bước 1: Khoai tây sau khi mua về rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ. Sau đó thái thành từng lát có độ dày khoảng 3 – 4 cm.
  • Bước 2: Ngâm sơ qua với nước muối pha loãng khoảng 5 đến 10 phút để loại bỏ hoàn toàn phần nhựa, khi hấp nhanh chín hơn và vẫn giữ được màu vàng đặc trưng.
  • Bước 3: Lau khô khoai tây và cho vào xửng hấp trong vòng 10 phút, chờ đến khi bề mặt khoai bở ra là có thể dùng được.
Khoai tây hấp hoặc luộc là cách chế biến được khuyến khích
Khoai tây hấp hoặc luộc là cách chế biến được khuyến khích

Những lưu ý khi ăn khoai tây để đảm bảo sức khỏe

Mặc dù rất nhiều chất dinh dưỡng xong nếu ăn khoai tây không đúng cách có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Dựa theo những nghiên cứu về dinh dưỡng, đã chỉ ra khi chọn và nấu khoai tây bạn cần lưu ý:

  • Không ăn khoai tây bị héo hoặc bị mốc: Lúc này chúng sẽ sản sinh ra chất solanine rất có hại với sức khỏe. Được xem là chất độc có ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và hệ hô hấp.
  • Không ăn khoai tây lên mầm: Trong mầm khoai tây chứa một lượng lớn chaconine và solanine tác động trực tiếp đến sức khỏe. Chúng là nguyên nhân chính gây ngộ độc, tiêu chảy, buồn nôn, nhiều trường hợp sẽ bị khó thở, phát ban sau đó tử vong.
  • Không ăn vỏ khoai tây, khoai tây đông lạnh hay chưa được làm chín hoàn toàn. Người có tiền sử bệnh tiểu đường, thương hàn, tiêu chảy cũng không nên sử dụng khoai tây.
Ăn khoai tây mọc mầm gây ngộ độc cho cơ thể
Ăn khoai tây mọc mầm gây ngộ độc cho cơ thể

Trả lời câu hỏi bị vết thương có ăn khoai tây được không, chuyên gia đã phân tích giúp bạn những công dụng tuyệt vời của sản phẩm với sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Đồng thời hướng dẫn bạn cách ăn uống, chế biến phù hợp và những lưu ý khi sử dụng khoai tây trong thực đơn. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ và chuyên gia để bảo vệ vết thương và cơ thể của bạn tốt nhất.

>> Các bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan