Bị vết thương có ăn trứng vịt lộn được không vẫn đang là dấu chấm hỏi của rất nhiều người, đặc biệt với những ai thích ăn món này. Trứng vịt lộn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng sẽ không tốt cho một số trường hợp bị bệnh. Để biết rõ chi tiết hơn về vấn đề này, đọc ngay bài viết nhé!

Giải đáp: Bị vết thương có ăn trứng vịt lộn được không?
Theo thống kê cho đến hiện nay vẫn chưa có dẫn chứng khoa học nào cho rằng bị vết thương không ăn được trứng vịt lộn. Vì vậy bạn cũng yên tâm nếu bị vết thương có ăn trứng vịt lộn được không thì bạn CÓ ăn được.
Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, người bị thương hay có vết mổ thì không nên ăn vịt lộn bởi có nguy cơ bị sẹo lồi, vùng da trắng loang lổ. Bởi trong vịt lộn, phần lòng đỏ sản sinh nhiều collagen dễ gây sẹo lồi. Còn phần lòng trắng thì khiến vùng da loang lổ không đều màu.
Các tác hại này dễ xảy ra hơn với người có cơ địa dễ lên sẹo hoặc những người ăn quá nhiều trứng vịt lộn khi có vết hở nặng. Vì vậy, sau phẫu thuật hay bị vết thương đều nên hạn chế ăn trứng vịt lộn trong quá trình lên da non.

Ăn trứng vịt lộn có để lại sẹo không?
Việc ăn trứng vịt lộn có bị sẹo không sẽ phụ thuộc nhiều vào thời điểm bạn ăn và ăn bộ phận nào trong trứng. Theo kiến thức y khoa, thì ăn trứng vịt lộn KHÔNG khiến vết thương hình thành sẹo. Ngược lại, chúng còn cung cấp thêm nhiều dưỡng chất như: protein, natri, kali, vitamin B… giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vì là món yêu thích nên ăn quá đà mà không quan tâm đến vết thương. Hậu quả dẫn tới là để lại sẹo sau khi liền da và lên da non. Ngoài ra nếu đã bị dị ứng với trứng vịt lộn thì càng tuyệt đối không nên ăn vì gây kích ứng, ngứa ngáy, gãi nhiều sẽ ảnh hưởng vết thương và bị sẹo xấu.

Cần kiêng trứng vịt lộn trong bao lâu khi bị vết thương?
Qua những phân tích trên, dựa theo tình trạng vết thương của mình chắc bạn cũng biết được bị vết thương có ăn trứng vịt lộn được không. Vậy nếu trường hợp cần phải kiêng thì kiêng trong bao lâu? Điều này cũng tùy thuộc vào khả năng hồi phục vết thương nhanh hay chậm. Bởi nên kiêng trứng vịt lộn đến khi vết thương lành hẳn, chỗ hở đã lên da lại bình thường.
Với những vết thương nhẹ, chỉ trầy xước da hay bị bỏng nhẹ, đứt tay… bạn chỉ cần kiêng ăn trứng vịt lộn khoảng 2 tuần là được. Vì những vết thương này rất mau lành và cũng không tác động sâu vào tế bào bên trong nên việc kiêng cữ cũng nhẹ nhàng hơn.
Với những người phẫu thuật làm đẹp hay có vết mổ, thông thường nên kiêng khoảng 1 tháng. Đây là khoảng thời gian khác an toàn để vết thương không bị ảnh hưởng xấu nhiều. Lưu ý đây chỉ là khoảng thời gian mang tính tương đối, tham khảo, thời gian này có thể nhanh hơn với người cơ địa tốt và cũng lâu hơn nếu cơ địa lâu hồi phục.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho vết thương mau lành
Ngoài việc kiêng cữ ăn trứng vịt lộn, bạn cũng nên tham khảo bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cần thiết như:
Vitamin C
Trong thời gian vết thương lành lại, vitamin C rất cần thiết trong việc sản sinh collagen, gia tăng và phát triển các tế bào mới, vận chuyển oxy đến các bộ phận khác. Bạn có thể lựa chọn những loại thực phẩm giàu vitamin C từ: cam, quýt, dâu tây, cà rốt, cà chua, bông cải xanh…
Vitamin A
Vai trò của vitamin A giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn tốt hơn. Nguồn cung cấp nhiều vitamin A: rau có lá màu xanh đậm như rau bina, rau lang, các loại rau cải, ớt chuông, sữa…
Kẽm
Trong kẽm chứa các enzyme có liên quan đến sản xuất collagen và làm lành vết thương. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ quá trình phân chia protein trong tế bào. Nguồn cung cấp giàu chất kẽm: cải bẹ xanh, đậu Hà Lan, măng tây, hạt vừng, hạt bí, các loại thịt đỏ…
Sắt
Sắt là chất cần thiết giúp chuyển hóa các chất proline và lysine trong quá trình tổng hợp collagen, hỗ trợ làm lành vết thương. Nguồn thực phẩm giàu chất sắt: của cải trắng, củ nghệ, đậu hũ, măng tây, nấm, rau húng, bông cải xanh, tảo bẹ, thịt bò, thịt nai…

Cách chăm sóc và bảo vệ vết thương hở mau lành
Vết thương hở dù nhỏ nhưng nếu không được chăm sóc kỹ càng thì cũng không tránh khỏi nhiều biến chứng và hậu quả nguy hiểm như mưng mủ, nhiễm khuẩn hay bị hoạt tử vùng bị thương. Để hạn chế tối đa những trường hợp này và để vết thương hở mau lành, bạn nên lưu ý đến cách chăm sóc sau:
Ngủ nghỉ khoa học, tránh vận động mạnh
Việc nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc được xem là phần phần rất quan trọng của cuộc sống của mỗi người. Vì vậy với người bị thương thì vấn đề này càng được chú trọng nhiều hơn để vừa giữ được sức khỏe tốt mà không gây hại đến vết thương. Nên nghỉ ngơi ít nhất 2-3 ngày để cơ thể chấp nhận được vết thương và những thay đổi khác bình thường.
Khi cơ thể có vết thương hay vừa trải qua một cuộc phẫu thuật dài, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý. Việc nghỉ ngơi khoa học, hạn chế làm việc nhiều sẽ giúp đầu óc thư giãn, thoải mái, bớt căng thẳng, lo lắng. Bạn cũng đừng quên hạn chế vận động mạnh, tránh bị tác động từ bên ngoài đến vết thương. Nên che chắn, bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn, ánh nắng mặt trời giờ cao điểm.
Không chủ quan để vết thương tự lành
Thông thường với những vết thương nhỏ ít ai để ý nhiều, thường để tự lành. Nhưng bạn nên kỹ càng thì vẫn tốt nhất, thực tế đã có không ít trường hợp dù chỉ bị đứt tay hay bị côn trùng cắn, nhưng mãi vẫn không lành, thậm chí vùng bị thương còn lan rộng ra.
Tuy không cần điều trị tại bệnh viện, nhưng bạn nên chủ động hỏi ý kiến của bác sĩ về cách vệ sinh, kiêng cử và sử dụng thuốc giảm viêm, giảm đau nếu cần. Lưu ý tránh dùng chất aspirin vì có thể làm chảy máu và làm chậm quá trình chữa lành.
Sát trùng vết thương cẩn thận
Quá trình làm sạch, sát trùng vết thương bạn nên thực hiện đủ các bước theo trình tự sau:
- Cầm máu: Nếu vết thương hở bị chảy máu, dùng khăn sạch ép nhẹ để lau vết máu chả và giúp máu nhanh đông hơn.
- Làm sạch: Lấy các mảnh dị vật, thủy tính, đất cát ra khỏi vết thương. Dùng bông tẩy trang hoặc bông mềm y tế nhúng vào nước muối sinh lý loãng để rửa sạch vi khuẩn. Sau đó dùng khăn mềm sạch lau khô lại.
- Băng vết thương: Để ngăn ngừa nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập, việc băng vết thương sẽ thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn. Vết thương nhẹ ngoài da thì bạn có thể không cần băng, để vết thương thoáng hơn. Nên kiểm tra và thay băng thường xuyên sau ít nhất 24 giờ.

Sau phẫu thuật bị vết thương có ăn trứng vịt lộn được không, chắc hẳn qua bài viết này bạn đã nắm được. Vì thế dù là vết thương nhỏ hay lớn, bạn cũng cần lưu ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học để đảm bảo không để lại biến chứng xấu. Chúc bạn vận dụng được những lời khuyên này để mau hồi phục vết thương!
Bình luận