Nhiều người sau khi trải qua phẫu thuật lo ngại bị vết thương có ăn mắm tôm được không. Bởi hầu hết đều sợ rằng ăn mắm tôm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương. Bài viết này, thẩm mỹ trị sẹo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này để có thể chăm sóc tốt vết thương nhé!
Bị vết thương có ăn mắm tôm được không?
Khi bị vết thương có thể ăn mắm tôm nhưng chỉ nên dùng với một lượng vừa phải. Tốt nhất nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các nguy cơ viêm nhiễm không đáng có. Dưới đây là một số cảnh báo của chuyên gia về việc ăn mắm tôm khi có vết thương hở hay sau phẫu thuật:
- Nên ăn một lượng vừa phải, tốt nhất không nên ăn đối với loại mắm tôm không rõ nguồn gốc. Quá trình ủ, lên men tôm sống nên món ăn này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
- Mùi tanh đặc trưng của mắm tôm có thể kích thích vị giác gây buồn nôn, đắng miệng làm mất cảm giác ngon miệng. Những khách hàng hệ tiêu hóa kém, bụng yếu ăn mắm tôm gây tiêu chảy, khó tiêu.
- Axit amin tyrosine trong mắm tôm khi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành melanin gây ra hiện tượng thâm sạm. Nhiều trường hợp cơ địa dị ứng với hải sản còn kích thích phản ứng viêm dưới da tạo thành các ổ dịch, mủ, kéo dài thời gian lành thương và để lại sẹo.

Những lưu ý về việc ăn mắm tôm khi bị thương
Liên quan đến vấn đề bị vết thương có ăn mắm tôm được không, chuyên gia cũng lưu ý khách hàng một số điểm dưới đây:
- Lựa chọn mắm tôm sạch, có nguồn rõ ràng: Vì trên thị trường hiện nay có không ít cơ sở sản xuất mắm tôm kém chất lượng, không đảm bảo quy trình vệ sinh. Nên chọn mua sản phẩm mắm tôm từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng rõ ràng, có như vậy, mới đảm bảo sức khỏe.
- Lưu ý khi pha chế mắm tôm: Hạn chế cho ớt, tỏi, tiêu vào vì độ cay nồng và nóng của chúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình bình phục của vết thương.
- Ăn với một lượng vừa phải: Không nên lạm dụng loại nước chấm này quá mức chỉ nên dùng trong trường hợp cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể đợi đến khi vết thương lành hẳn rồi sử dụng

Ngoài mắm tôm, các loại mắm khác có được ăn không?
Ngoài câu hỏi bị vết thương có ăn mắm tôm được không, chuyên gia còn lưu ý thêm về việc kiêng cử những loại mắm khác. Khách hàng cần chú ý về tần suất, cách sử dụng, chế biến để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương:
Bị vết thương hở ăn nước mắm được không?
Bị vết thương hở có thể ăn nước mắm bình thường mà không cần lo lắng về việc bị biến chứng hay nhiễm trùng. Bởi hầu hết các loại nước mắm trên thị trường đều đã trải qua và trình chọn lọc nguyên liệu, chế biến theo dây chuyền công nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh.
Tuy nhiên, bạn nên ăn với lượng vừa đủ, tránh ăn quá mặn gây ảnh hưởng đến thận cũng như kích thích các phản ứng viêm dưới da. Nếu cẩn thận bạn có thể thay thế bằng các loại nước mắm chay, sử dụng hạt nêm, nước sốt cho đến khi vết thương lành hẳn.

Bị vết thương hở có ăn mắm nêm được không?
Cũng liên quan đến vấn đề bị vết thương có ăn mắm tôm được không, nhiều khách hàng cũng đặt nghi vấn về mắm nêm. Theo đó, chuyên gia khuyến cáo khách hàng nên hạn chế dùng mắm nêm như gia vị chính.
Quá trình chế biến tương tự như mắm tôm với nguyên liệu chủ yếu là cá biển, muối và chất bảo quản. Nếu ăn nhầm những loại mắm không đảm bảo an toàn sẽ gây hại cho sức khỏe và quá trình lành thương. Nếu cẩn thận có thể đợi 7 đến 10 ngày sau phẫu thuật hẳn dùng lại mắm nêm.

Vết thương hở ăn mắm ruốc được không?
Khi bị vết thương hở hoặc sau phẫu thuật thẩm mỹ khách hàng cũng nên cẩn thận với việc dùng mắm ruốc. Tốt nhất là kiêng khoảng 2 tuần để vết thương phục hồi hoàn toàn. Bởi mắm ruốc có khả năng gây dị ứng rất cao, nhiều cơ địa nhạy cảm, hệ tiêu hóa kém, hệ miễn dịch không tốt có thể sẽ bị thương hàn, tiêu chảy khiến sức khỏe suy yếu, vết thương lâu phục chồi.

Bị vết thương hở ăn bún riêu được không
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn vẫn có thể ăn bún riêu khi bị vết thương hở nhưng cần hạn chế, lựa chọn các loại nguyên liệu phù hợp và tần suất ăn hợp lý để tránh làm ảnh hưởng tới vết thương. Bún riêu có thành phần chính là gạch cua nên khá tanh, hơn nữa đa số các địa chỉ bán loại bún này thường cho mắm tôm khi ăn kèm, vì thế khi ăn với số lượng nhiều, thường xuyên sẽ có thể làm vết thương bị ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài 2 nguyên liệu kể trên, trong bún riêu còn có nhiều nguyên liệu không tốt cho vết thương khác như rau muống, thịt bò, hoặc một số nơi có cả hải sản như tôm, chả cá,… Các nguyên liệu này cũng đều nằm trong “danh sách đen” các loại thực phẩm cần kiêng khi bị vết thương hở. Do đó, khi ăn bún riêu bạn cũng không nên lựa chọn các loại nguyên liệu này.

Vết thương hở ăn bún đậu mắm tôm được không
Bún đậu mắm tôm là món ăn với nguyên liệu chính là mắm tôm nên bạn vẫn có thể ăn với tần suất 1 lần/tuần khi bị vết thương hở hoặc hậu phẫu thuật thẩm mỹ. Để tốt nhất cho quá trình phục hồi của vết thương, cũng như không gây ra tình trạng thâm, sạm vùng da bị thương, thì bạn vẫn nên kiêng món ăn này tối thiểu là 1 – 2 tuần đầu tiên.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn ăn bún đậu mắm tôm thì nên cân nhắc lựa chọn các địa chỉ tin cậy, chất lượng để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên ăn với một lượng nhỏ, không nên ăn quá nhiều vì giai đoạn này cơ thể đang khá nhạy cảm nên có thể xuất hiện nhiều triệu chứng xấu khác như tiêu chảy, buồn nôn,…

Bị vết thương nên ăn gì cho nhanh lành hơn?
Nếu bạn đã biết khi bị vết thương có ăn mắm tôm được không rồi thì cũng cần biết nên ăn những thực phẩm nào có lợi cho việc phục hồi.
Khi bị vết thương để nó có thể nhanh chóng lành lại, bạn không chỉ phải vệ sinh đúng cách, chăm sóc cẩn thận mà còn chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng cũng như những chất cần thiết.

Trong đó, các thực phẩm chứa sắt, acid folic, vitamin B12 như gan, sữa, rau xanh đậm… giúp thúc đẩy quá trình tạo máu, đưa các dưỡng chất vào mô bị tổn thương loại bỏ vi khuẩn ngăn không cho tiếp cận vết thương, tránh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu vitamin B, A, E có tác dụng tái tạo tế bào mô mới và chữa lành vết thương. Những thực phẩm chứa Vitamin C rất có ích cho việc làm lành vết thương khi có thể giúp tăng miễn dịch chống lại sưng viêm, nhiễm trùng. Một số thực phẩm chứa những vitamin kể trên bao gồm cam, chanh, đu đủ, bắp cải, cần tây, bí đỏ, cà chua, cần tây, cà tím…
Ngoài ra các loại hạt, bánh mì, ngũ cốc… giàu kẽm cũng rất tốt cho việc kích thích chữa lành vết thương, củng cố hệ miễn dịch, ngăn nhiễm trùng.

Nhìn chung, với những chia sẻ trên từ Seoul Center đã có thể giúp bạn nắm rõ việc bị thương có ăn mắm tôm được không. Bạn vẫn có thể sử dụng nước chấm này trong thực đơn của mình với liều lượng vừa phải, nó sẽ không ảnh hưởng đến vết thương của bạn. Bên cạnh đó cũng cần chú ý trong việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E… để thúc đẩy vết thương sớm hồi phục nhé! Nếu vết thương có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn nên sớm đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện/ phòng khám uy tín bác sĩ khám và có giải pháp kịp thời.
>> Các bài viết liên quan:
Bình luận