Sau khi sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi và nhanh lành?


Sinh mổ là một phương pháp sinh nở an toàn và hiệu quả, được nhiều sản phụ lựa chọn. Tuy nhiên, sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi và vết thương nhanh lành? Đây là một trong những vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm nhất. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng thammytriseo.com khám phá chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Sau khi sinh mổ nên kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi?
Sau khi sinh mổ nên kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi?

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ

Sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn, đòi hỏi cơ thể người mẹ phải trải qua một quá trình hồi phục lâu dài. Trong thời gian này, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc mẹ và bé, cụ thể:

  • Hồi phục sức khỏe: Sau sinh mổ, mẹ thường bị mất máu, mất nước, cơ thể suy nhược. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và vết thương nhanh lành.
  • Đảm bảo nguồn sữa cho con bú: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ tăng cường tiết sữa, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh: Sau sinh mổ, mẹ có nguy cơ mắc một số bệnh như: thiếu máu, táo bón, loãng xương,… Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh này.
  • Cải thiện vóc dáng: Một số mẹ sau sinh sẽ không tránh khỏi tình trạng tăng cân. Vì vậy, nếu bổ sung thực phẩm phù hợp sẽ giúp mẹ sau sinh kiểm soát cân nặng và nhanh chóng lấy lại vóc dáng.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ đóng vai trò quan trọng cho mẹ và bé
Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ đóng vai trò quan trọng cho mẹ và bé

Sau sinh mổ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống sau sinh mổ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện chất lượng sữa cho con bú. Bên cạnh vấn đề sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi, các gia đình cũng chú ý đến những thực phẩm mà mẹ bỉm nên ăn. Dưới đây là một số thực phẩm mà các mẹ sau sinh mổ nên dùng:

Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần chính của các tế bào trong cơ thể, giúp vết mổ nhanh lành và tăng cường sức đề kháng. Các thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, trứng, pho mai, các loại đậu,…

Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều protein sau khi sinh mổ
Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều protein sau khi sinh mổ

Thực phẩm giàu sắt

Sau sinh mổ, sản phụ thường bị mất nhiều máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Điều này có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung,… ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phục hồi của sản phụ. Ngoài ra, thiếu sắt còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như thiếu máu, thiếu oxy não,…

Vì vậy, để bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể, giúp vết mổ nhanh lành và tăng cường sức khỏe, sản phụ sau sinh mổ nên ăn các thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, thịt lợn, gan động vật, rau xanh, bí đỏ, các loại hạt ngũ cốc,…

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương, răng, cơ bắp, hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Vì vậy, mẹ bỉm sau sinh mổ nên thường xuyên ăn các thực phẩm giàu canxi như: sữa, sữa chua, phô mai, các loại đậu, các loại hạt, cá hồi, các thu,… để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể, giúp vết mổ nhanh lành, xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

Những thực phẩm chứa nhiều canxi phù hợp cho các mẹ sau sinh mổ
Những thực phẩm chứa nhiều canxi phù hợp cho các mẹ sau sinh mổ

Các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Cụ thể, mẹ bỉm sau sinh mổ cần bổ sung các vitamin và khoáng chất sau:

  • Vitamin D:

Được biết đến như vitamin thông thường giúp tăng quá trình hấp thu canxi, duy trì xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, vitamin D còn có vai trò là một loại hormone (nội tiết tố) giúp điều hòa hệ miễn dịch, tim mạch, nội tiết tố và quá trình trao đổi chất khác.

Chính vì vậy, khi thiếu loại vitamin này, người mẹ sẽ xuất hiện một số tình trạng như: da khô, xương yếu, đau nhức vùng cơ xương, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều,… Để cải thiện những vấn đề này, mẹ cần bổ sung các thực phẩm chứa vitamin D như: sữa bò tươi, thịt đỏ, cá hồi, cá thu, cá trích, lòng đỏ trứng,…

  • Vitamin  A:

Các mẹ bầu sau sinh cần bổ sung đủ vitamin A để tăng cường sức đề kháng, giảm mờ mắt, bổ sung chất chống oxy hóa tránh vết mổ bị viêm nhiễm. Một số thực phẩm phổ biến chứa vitamin A như: rau dền, rau ngót, rau muống, cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ, cải thìa,…

Theo chuyên gia, mẹ bỉm nên hấp thu đầy đủ vitamin A để không bị sẹo lồi
Theo chuyên gia, mẹ bỉm nên hấp thu đầy đủ vitamin A để không bị sẹo lồi
  • Vitamin C:

Ngoài tác dụng cải thiện hệ miễn dịch và làm lành vết thương, vitamin C còn giúp cơ thể mẹ bỉm hấp thụ sắt tốt hơn, phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Vì vậy, vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu của các mẹ sau sinh mổ. Loại vitamin này thường có nhiều trong các thực phẩm như: cam, quýt, cần tây, súp lơ, ớt chuông, ổi,…

  • Kẽm:

Với vai trò chữa lành vết thương, hỗ trợ tóc và móng phát triển bình thường, Kẽm khoáng chất thiết yếu mà các mẹ sau sinh cần bổ sung trong thực đơn hằng ngày. Kẽm có nhiều trong các loại đậu, hạt điều, hạt mắc ca, hạnh nhân, phô mai,…

Cơ thể sản phụ sau sinh cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để cải thiện vết thương, tăng cường sức đề kháng và đảm bảo nguồn sữa cho bé
Cơ thể sản phụ sau sinh cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để cải thiện vết thương, tăng cường sức đề kháng và đảm bảo nguồn sữa cho bé

Các thực phẩm bổ sung axit béo Omega 3

Axit béo Omega-3 là một loại chất béo thiết yếu có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, giảm viêm, tăng cường chức năng não bộ và thị lực. Vì vậy, sản phụ sau sinh mổ cần hấp thụ một lượng vừa đủ axit béo Omega-3 để giúp vết mổ nhanh lành, hạn chế tình trạng trầm cảm sau sinh. Một số thực phẩm giàu axit béo Omega 3 như: cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,…), dầu cá, các loại hạt (hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó,…), trái cây họ cam quýt,…

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là một loại carbohydrate có thể tiêu hóa được bởi vi khuẩn đường ruột. Sau sinh mổ, mẹ bỉm cần bổ sung đầy đủ chất xơ trong các bữa ăn chính để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ giảm cân. Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau xanh và các loại đậu.

Thực phẩm có nguyên liệu từ ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, bao gồm: Chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, đây là sự lựa chọn lý tưởng dành cho các mẹ sau sinh, giúp ngăn ngừa táo bón và nguồn sữa dồi dào cho bé. Một số thực phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt mà mẹ bỉm sau sinh mổ nên ăn như: Bánh mì nguyên cám, yến mạch, gạo lứt, các loại hạt và trái cây sấy khô,…

Thực phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Thực phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Thức ăn dễ tiêu hoá

Sau khi sinh mổ, cơ thể sản phụ cần thời gian để hồi phục. Do đó, sản phụ cần ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa để giúp hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, giảm táo bón và tránh đầy bụng, khó tiêu. Một số thực phẩm dễ tiêu hóa mà sản phụ sau sinh mổ nên ăn bao gồm: cháo loãng, các món súp, rau củ, trái cây,…

Thực phẩm giúp tăng và lợi sữa

Để đảm bảo nguồn sữa dồi dào, mẹ sau sinh cần chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ các thực phẩm lợi sữa, giúp tăng cường lượng sữa và chất lượng sữa. Một số thực phẩm lợi sữa phổ biến bao gồm:

  • Các loại hạt: Hạt óc chó, hạt chia, hạt hạnh nhân, hạt phỉ, hạt lanh,…
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ,…
  • Các loại rau xanh và trái cây: Rau bina, cải xoăn, cải bó xôi, cà chua, bắp cải, chuối, cam, quýt, việt quất, nho,…
  • Các loại hải sản: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, rong biển, hàu, nghêu,…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, phô mai,…
Sản phụ sau sinh cần ăn nhiều trái cây để tránh táo bón, bổ sung nước và tăng tiết sữa
Sản phụ sau sinh cần ăn nhiều trái cây để tránh táo bón, bổ sung nước và tăng tiết sữa

Nước

Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, mẹ sau sinh mổ cũng nên uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể thanh lọc, đào thải độc tố, giảm tình trạng táo bón, khó tiêu.

Sau sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi?

Sau sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi được khá nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo đó, sản phụ cần kiêng ăn một số thực phẩm dưới đây để vết mổ nhanh lành, không bị ngứa ngáy, khó chịu và tránh sẹo lồi.

Những món chiên xào, nhiều dầu mỡ và thức ăn đặc

Những món chiên xào, nhiều dầu mỡ và thức ăn đặc là những thực phẩm khó tiêu, có thể gây đầy hơi, nóng trong người, tăng cân không kiểm soát và ảnh hưởng đến vết mổ. Do đó, mẹ bầu sau sinh nên kiêng ăn các loại thực phẩm như: đồ chiên rán, thức ăn nhanh,…

Sinh mổ kiêng ăn những món chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ
Sinh mổ kiêng ăn những món chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm gây đầy hơi và khó tiêu

Nhiều loại thực phẩm đầy hơi và khó tiêu có thể ảnh hưởng đến bao tử và dạ dày, từ đó làm chậm quá trình phục hồi của các cơ quan sau sinh mổ. Các mẹ sau sinh nên tránh một số thực phẩm gây chướng bụng, khó tiêu như sau: thực phẩm lên men (dưa chua, củ kiệu, dưa món, kim chi,…), thực phẩm chứa nhiều fructose (chà là, mận, dưa hấu,..), thực phẩm chế biến sẵn,…

Các loại quả chua

Hoa quả là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ sau sinh mổ nên hạn chế ăn các loại quả chua như: cam, quýt, bưởi,… vì những loại quả này có tính axit cao, gây kích ứng vết mổ, khiến vết mổ sưng tấy, ngứa và dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, các loại quả chua cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, khiến bé dễ đau bụng và tiêu chảy.

Các gia vị mạnh như ớt, tiêu

Ớt và tiêu là những gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, mang đến hương vị cay nồng cho món ăn. Tuy nhiên, đối với mẹ sau sinh mổ, các gia vị này có thể gây ra một số tác hại, bao gồm: Kích ứng vết mổ, đau dạ dày, khó tiêu, băng huyết, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Do đó, mẹ bỉm nên hạn chế ăn các loại gia vị mạnh này.

Hạn chế ăn các món chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt để đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho con bú
Hạn chế ăn các món chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt để đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho con bú

Thức uống có ga

Thức uống có ga là một trong những loại thực phẩm mà mẹ sau sinh mổ nên kiêng. Thức uống có ga có chứa các thành phần như carbon dioxide, đường, hương liệu, chất bảo quản,… Các thành phần này có thể gây ra những tác hại như sau: gây bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, khó tiêu, mệt mỏi, chất lượng sữa.

Đồ uống chứa các chất kích thích như caffeine và cồn

Caffeine và cồn là hai chất kích thích phổ biến, được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, đối với mẹ sau sinh mổ, các chất kích thích này có thể gây ra một số tác hại sau:

  • Caffeine có thể khiến mẹ bầu bị bồn chồn, lo lắng, khó ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng chăm sóc bé.
  • Cồn là một chất ức chế thần kinh có thể khiến mẹ bầu bị mất nước, mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình lành vết mổ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì,…

Vì vậy, mẹ bỉm sau sinh cần tránh sử dụng các chất kích thích này để bảo vệ sức khỏe bản thân và bé.

Sau sinh mổ, sản phụ không nên dùng rượu, bia để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Sau sinh mổ, sản phụ không nên dùng rượu, bia để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Kiêng các thực phẩm có nhiều hàn the và chất bảo quản

Các thực phẩm chứa nhiều hàn the, chất bảo quản như: bún, miến, phở,… có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe của mẹ và bé, bao gồm: rối loạn hệ tiêu hóa, gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ khiến bé khó chịu khi bú,…

Thực phẩm tái, sống

Các loại thực phẩm tái, sống như: shushi, bò tái, shashimi cá hồi, mực sống,… có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với mẹ bỉm sau sinh nên tránh ăn những thực phẩm này để tránh xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, thậm chí là đường ruột của trẻ.

Thực phẩm khiến vết mổ viêm nhiễm và để lại sẹo

Sau sinh, bạn nên kiêng những thực phẩm dưới đây để tránh vết mổ bị sưng tấy, ngứa, dễ bị mưng mủ, từ đó dẫn đến sẹo lồi:

  • Gừng: Có tính nóng, có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, khiến vết thương lâu lành.
  • Thịt chó: Thịt chó chứa nhiều protein có thể khiến vết thương bị co kéo, dẫn đến sẹo lồi.
  • Thịt bò: Loại thịt này có thể khiến vết thương bị thâm sạm.
  • Rau muống: Rau muống chứa chất khiến collagen bị đứt gãy, dẫn đến sẹo lồi.
  • Thực phẩm chế biến từ đồ nếp: Dễ làm vết thương sưng tấy, mưng mủ.
Không nên ăn bánh chưng để vết thương nhanh lành và tránh để lại sẹo
Không nên ăn bánh chưng để vết thương nhanh lành và tránh để lại sẹo

Thức ăn gây dị ứng cho cơ thể

Trong danh sách sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi không thể thiếu thức ăn gây dị ứng cho cơ thể. Đây là thực phẩm tuyệt đối không nên ăn của các mẹ sau sinh để tránh gây ra các triệu chứng như: kích ứng vết mổ, phát ban, ngứa, sưng, tiêu chảy, khó thở,…

Hạn chế thức ăn và đồ uống quá nóng

Cuối cùng, mẹ sau sinh mổ cần kiêng thức ăn và đồ uống quá nóng. Vì vết mổ sau sinh mổ thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, nếu sử dụng các thực phẩm quá nóng có thể khiến mạch máu giãn ra gây chảy máu, vết mổ lâu lành hơn và thậm chí là để lại sẹo.

Một số vấn đề cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ

Bên cạnh vấn đề sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi, sản phụ cần chú ý nghỉ ngơi, không làm việc sớm, kiêng lạnh, không nên quan hệ, giữ vệ sinh sạch sẽ,… Điều này giúp cơ thể mẹ bỉm nhanh phục hồi, giảm nguy cơ thiếu sữa, tránh nhiễm lạnh, ảnh hưởng xương cơ.

Mẹ bỉm sau sinh mổ cần chú ý nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi sức khỏe
Mẹ bỉm sau sinh mổ cần chú ý nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mọi người, đặc biệt là phụ nữ sau sinh mổ. Tuy nhiên để chế độ dinh dưỡng phát huy tối đa công dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thời kỳ đầu sau sinh từ 6 giờ đến 2 ngày: Trong thời gian này, hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, cần được nghỉ ngơi và phục hồi. Vì vậy, mẹ chỉ nên ăn uống nhẹ nhàng, những món ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng như cháo loãng, súp, sữa,… để tránh gây chướng bụng và khó tiêu.
  • Thời kỳ sau sinh từ 2 ngày đến 7 ngày: Sau khoảng 2 ngày, hệ tiêu hóa của mẹ bỉm bắt đầu ổn định hơn. Sản phụ có thể ăn thêm các thực phẩm như cơm nát, bún, phở,… nhưng vẫn cần chú ý ăn chậm, nhai kỹ để tránh bị nghẹn. Đồng thời, mẹ bỉm nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Thời kỳ sau sinh từ 1 tuần đến 1 tháng: Đây là thời gian quan trọng để mẹ phục hồi sức khỏe và tiết sữa cho con. Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, hấp thụ các nhóm dưỡng chất cần thiết, đảm bảo nguồn sữa cho con bú.
  • Thời kỳ sau sinh hơn 1 tháng: Khi cơ thể đã hồi phục, sản phụ có thể ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, mẹ bỉm vẫn nên chú ý bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, lợi sữa với định lượng nhất định. Tránh dung nạp quá nhiều thực phẩm gây tăng cân sau sinh.
Tránh ăn quá nhiều đồ ngọt sau khi sinh mổ
Tránh ăn quá nhiều đồ ngọt sau khi sinh mổ

Sau sinh mổ, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi, cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và đảm bảo nguồn sữa cho con bú. Tuy nhiên, gia đình cũng cần chú ý sản phụ sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi, từ đó xây dựng thực đơn hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được thẩm mỹ trị sẹo  tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bản thân.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan