Vết thương hở có ăn bột mì được không? Cần kiêng những gì?


Bột mì là một nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn hàng ngày, như bánh mì, bánh bao, bánh ngọt,… Tuy nhiên, khi bị vết thương hở có ăn bột mì được không? Bột mì có ảnh hưởng gì đến quá trình lành thương? Ngoài bột mì, bị vết thương hở cần kiêng những thực phẩm nào? Thammytriseo.com sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn.

Bột mì thường được sử dụng để chế biến nhiều món ăn phổ biến                                                                                               
Bột mì thường được sử dụng để chế biến nhiều món ăn phổ biến

Khi bị vết thương hở có ăn bột mì được không?

Bột mì là nguyên liệu chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: protein (đạm). chất béo, enzyme, khoáng chất, vitamin B và E. Tuy nhiên, khi bị vết thương hở bạn KHÔNG NÊN ăn bột mì.

Nguyên nhân bởi bột mì có chứa một chất gọi là axit phytic, có khả năng ngăn cản quá trình hấp thu các khoáng chất quan trọng cho vết thương như kẽm, sắt, canxi,… Những khoáng chất này có vai trò thiết yếu trong việc kích thích tái tạo tế bào, tăng cường miễn dịch và chống nhiễm trùng cho vết thương.

Hơn nữa, bột mì là một loại thực phẩm có tính nóng, có thể gây ra hiện tượng sinh nhiệt và mưng mủ cho vết thương, làm cho vết thương sưng đau, khó lành và dễ bị nhiễm trùng. Điều này cũng làm chậm quá trình phục hồi và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của vết thương.

Ăn thực phẩm làm từ bột mì có thể khiến vết thương bị mưng mủ
Ăn thực phẩm làm từ bột mì có thể khiến vết thương bị mưng mủ

Vì vậy, khi bị vết thương hở, bạn nên hạn chế ăn bột mì và các sản phẩm từ bột mì như bánh mì, bánh bao, bánh ngọt… để tránh những tác hại không mong muốn cho vết thương.

Xem thêm : Bị vết thương có ăn khoai mì được không? Lợi ích bất ngờ

Vết thương hở có ăn được bột năng không?

Bên cạnh việc bị vết thương hở có ăn bột mì được không, thì có rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề vết thương hở ăn bột năng được không. Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định bột năng ảnh hưởng xấu đến làn da và cần được kiêng cữ khi có vết thương.

Tuy nhiên, bột năng cũng có tính nóng, có thể dẫn đến các tình trạng tượng tự bột mì như sinh nhiệt, mưng mủ, sưng đau, nhiễm trùng cho vết thương,… Điều này khiến cho cơ thể cần nhiều thời gian hơn để chữa lành tổn thương trên da, đồng thời dễ dẫn đến các rủi ro sau khi da hồi phục như: để lại sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm,…

Ngoài ra, bột năng còn có khả năng gây dị ứng bởi thành phần gluten có trong chúng. Điều này gây nên tiêu chảy, mệt mỏi, rối loạn chuyển hoá,… là, chậm quá trình hồi phục của vết thương.

Bột năng cũng là một trong những loại bột không nên ăn khi có vết thương hở
Bột năng cũng là một trong những loại bột không nên ăn khi có vết thương hở

Đăng kí nhận ưu đãi mới nhất từ chúng tôi!

Vết thương hở kiêng bột mì, bột năng bao lâu?

Thời gian kiêng bột mì, bột năng khi bị vết thương hở phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương và cơ địa của mỗi người. Thông thường, bạn nên kiêng bột mì, bột năng trong khoảng 3 – 4 tuần tính từ lúc bị thương.

Sau khoảng thời gian kiêng khem trên, vết thương đã dần hồi phục đồng thời chế độ thúc đẩy tăng sinh collagen cũng không diễn ra quá mạnh mẽ như trước. Do đó, bạn có thể ăn bột mì và bột năng bình thường. Tuy nhiên đối với những ai có cơ địa nhạy cảm, dễ để lại sẹo thì bạn nên kiêng ăn bột mì, bột năng lâu hơn.

Ngoài ra, khi có thể thưởng thức lại bột năng và bột mì, bạn nên lựa chọn những món ăn được chế biến dễ tiêu hoá từ 2 loại bột trên như: bánh đúc, bánh bột lọc, bánh bao,… Bên cạnh đó cũng nên tránh kết hợp với các loại nguyên liệu dễ gây kích ứng, gây nên sẹo như: hải sản, thịt bò, trứng,…

Khi miệng vết thương khô, bạn có thể ăn bột mì và bột năng như bình thường
Khi miệng vết thương khô, bạn có thể ăn bột mì và bột năng như bình thường

Xem thêm: Bị vết thương có ăn khoai môn được không và giá trị dinh dưỡng

Ngoài bột mì, bị vết thương hở cần kiêng những gì?

Ngoài bột mì, bột năng, khi bị vết thương hở, bạn cũng cần kiêng những thực phẩm sau đây:

  • Thịt bò: Đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, kích thích quá trình sản xuất collagen. Tuy nhiên đều này có thể dẫn đến tăng sinh mô tế bào mới quá mức, gây nên sẹo lồi.
  • Rau muống: Tương tự như thịt bò, rau muống cũng có chứa hàm lượng lớn protein, đồng thời cũng chứa nhiều vitamin C. Đây là 2 yếu tố chính kích thích tăng sinh collagen gây nên sẹo lồi.
  • Thịt gà: Đây là loại thực phẩm có tính nóng và protein của gà dễ khiến cho cơ thể xảy ra các phản ứng dị ứng, khiến vết thương bị kích ứng và dễ bị viêm nhiễm.
  • Xôi nếp: Các loại thực phẩm làm từ xôi, nếp đều có tính nóng và dễ khiến vết thương bị sưng tấy, mưng mủ khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Trứng: Hàm lượng protein cao trong trứng, đặc biệt có trong lòng trắng dễ gây nên sẹo lồi và sẹo sắc tố sau khi vết thương lành lại.
Ngoài bột mì, khi bị vết thương hở bạn còn cần kiêng các loại thực phẩm giàu protein và có tính nóng
Ngoài bột mì, khi bị vết thương hở bạn còn cần kiêng các loại thực phẩm giàu protein và có tính nóng

Qua giải đáp bị vết thương có ăn bột mì được không ở trên, ắt hẳn bạn đã biết nguyên nhân cũng như thời gian kiêng cữ bột mì. Thẩm mỹ trị sẹo hi vọng vết thương của bạn sẽ nhanh chóng hồi phục trả lại làn da mịn màng không tì vết như ban đầu.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan