Đậu phộng là món ăn vặt có vị thơm ngon, béo ngậy được nhiều người yêu thích. Đây là một trong các loại đậu mang giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều công dụng tốt giúp tăng cường sức khỏe. Nhưng tiếc rằng, theo ý kiến của nhiều người, khi bị thương hở thì không nên ăn đậu phộng. Vậy, bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không?
Đậu phộng có thành phần dinh dưỡng đặc biệt ra sao?
Từ lâu, đậu phộng góp vào vào danh sách các loại đậu được tin dùng nhiều nhất. Bởi cách chế biến đa dạng, có thể rang, luộc, hoặc chế biến cùng các thực phẩm khác để tạo ra những món ăn vô cùng hấp dẫn.

Bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không? Nếu đây là thắc mắc của bạn thì hãy xem ngay các giá trị dinh dưỡng của đậu phộng mang lại. Cụ thể, trong 100g đậu phộng nguyên hạt có chứa những dưỡng chất như sau:
– Calo: 567
– Nước: 7%
– Chất đạm: 25,8g
– Carbohydrate: 16,1g
– Chất xơ: 8,5g
– Chất béo: 49,2g
– Đường: 4,7g
Bên cạnh đó, thành phần đậu phộng còn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe cần được bổ sung bao gồm: đồng, phốt pho, magie, mangan, biotin, niacin, folate, vitamin B1, C, E…

Chính nhờ thành phần kể trên, đậu phộng có một số công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị một số bệnh. Trong đó, khả năng hỗ trợ tuần hoàn máu rất tốt, thúc đẩy sinh sản ở phụ nữ.
Theo các nghiên cứu cho thấy, mỗi tuần ăn tối thiểu 2 lần đậu phộng sẽ rất ít khả năng gây tăng cân so với những người không ăn đậu phộng.
Ngoài ra, đậu phộng còn giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa sỏi mật hiệu quả, ổn định đường huyết. Đặc biệt là có thể làm giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chống lại các bệnh ung thư. Công dụng tuyệt vời nhất là có các chất chống oxy hóa rất mạnh như axit oleic với khả năng ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể.
Bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không? Tại sao?
Theo ý kiến của nhiều người, không nên ăn đậu phộng khi bị thương hở. Vậy, theo ý kiến của các chuyên gia, bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không?

Các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, đậu phộng có tác động rất lớn đến vết thương hở. Vì thế, chúng ta không nên dùng khi bị thương hở. Nguyên nhân là bởi đậu phộng có chứa procoagulant, một chất có khả năng khiến cho vết thương bị sưng, vết bầm lâu tan và thậm chí là trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, đậu phộng cung cấp khoảng 22-30% calo, nguồn đạm dồi dào đa phần là arachin và conarachin. Đây là những chất gây dị ứng nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy, đậu phộng là thực phẩm cần tránh khi có vết thương hở. Thay vào đó, các bạn có thể thay thế các loại hạt họ đậu khác để bổ sung chất protein cần thiết hỗ trợ lành da. Hoặc các thực phẩm dinh dưỡng khác như thịt nạc, sữa, bột yến mạch…
Ăn đậu phộng cần lưu ý những gì?
Mặc dù, câu trả lời trên đã cho chúng ta biết bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không. Tuyệt đối phải kiêng cữ cho đến khi phục hồi vết thương. Tuy nhiên, khi đã lành thương, việc ăn đậu cũng cần đề phòng, bởi có những tác hại như sau:

– Có nguy cơ bị ngộ độc: Đậu phộng nếu không được bảo quản tốt thì có khả năng nhiễm độc chất aflatoxin. Biểu hiện khi bị nhiễm độc là chán ăn, mắt bị vàng, chức năng gan kém, nặng hơn là gây suy gan, ung thư. Vì vậy, khi sử dụng cần bảo quản nơi khô ráo, chọn loại đậu tươi, không lên mầm, không ẩm mốc và có mùi hôi.
– Giảm giá trị dinh dưỡng: Thành phần đậu phộng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng khi chế biến với các thực phẩm khác không đúng cách hoặc do cơ địa hấp thu của từng người, mà khi vào cơ thể sẽ gây ức chế, làm giảm giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm đi kèm. Chẳng hạn, thành phần axit phytic có khả năng làm giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh: Những ai mắc các chứng bệnh như gout, cao huyết áp, bị nhiệt… thì nên hạn chế dùng. Người có cơ địa bị dị ứng với đậu phộng, tuyệt đối không ăn bởi sẽ gây nguy hiểm khi xuất hiện các triệu chứng như khó nuốt, mạch đập nhanh, chóng mặt…
– Hệ tiêu hóa kém: Nếu dạ dày hoạt động kém thì nên hạn chế ăn đậu phộng. Vì lúc này, hệ tiêu hóa kém nên khó hấp thu các chất dinh dưỡng từ đậu phộng, gây khó chịu.
Câu hỏi thường gặp khi ăn đậu phộng mà có vết thương hở
Chắc hẳn qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không. Ngoài câu hỏi trên, về vấn đề này còn có một số câu hỏi liên quan cũng được thắc mắc nhiều:
Vết thương hở ăn đậu phộng có bị sẹo lồi không?
Khi bị vết thương hở, nỗi lo sợ của rất nhiều người là vùng da đó bị sẹo lồi xấu xí. Và trong chế độ ăn uống, vết thương hở ăn đậu phộng có bị sẹo lồi không được xác định là CÓ. Theo kinh nghiệm của chuyên gia, trong đậu phộng có chứa chất Procoagulant cao khiến vết thương lâu lành và khi hồi phục thì có thể bị sẹo lồi màu trắng.
Đặc biệt, nếu bạn ăn nhiều đậu phộng trong giai đoạn vết thương hở liền da và bắt đầu lên da non. Thời điểm này vùng da rất nhạy cảm, nếu không chăm sóc ăn uống khoa học sẽ để lại nhiều hậu quả sau khi lành như: sẹo lồi, sẹo phình đại, sẹo cứng.

Vết thương hở ăn đậu phộng có bị mưng mủ không?
Như giải thích ở trên, ăn đậu phộng khi cơ thể bị vết thương hở có thể bị sẹo lồi. Và trước khi sẹo lồi xuất hiện, tình trạng bị mưng mủ là khó tránh khỏi. Vì vậy cả quá trình hồi phục vết thương, bạn nên kiêng cữ các món ăn từ đậu phộng cũng như sữa đậu phộng để tránh bị mưng mủ và hình thành sẹo lồi.
Sau phẫu thuật có ăn được lạc không?
Lạc là tên gọi khác của đậu phộng, được người dân miền Trung và miền Bắc sử dụng nhiều. Nên câu hỏi sau phẫu thuật có ăn được lạc không cũng nhận được sự quan tâm nhiều. Cụ thể phẫu thuật được nói ở đây là phẫu thuật làm đẹp như: nâng mũi, độn cằm, cắt mí, nhấn mí…
Hầu hết các phương pháp phẫu thuật đều có sự xâm lấn, tác động sâu vào tế bào bên trong da. Như vậy, tương tự như vết thương hở, sau phẫu thuật bạn không nên ăn lạc. Để vết mổ mau liền da và không bị kích ứng, nên kiêng ăn các món ăn, kẹo bánh có lạc từ 2-3 tuần sau phẫu thuật.

Sau giai đoạn khó khăn vì phải kiêng cữ nhiều thực phẩm xấu, bạn hoàn toàn có thể ăn lạc. Thậm chí, các chuyên gia khuyên rằng nên uống sữa lạc cùng các loại hạt khác như óc chó, hạnh nhân, hạt điều… để bổ sung thêm nhiều năng lượng. Ngoài ra, món canh đậu phộng hầm sườn cũng là một sự lựa chọn tốt giúp vết thương mau lành hơn dự kiến.
Bài viết đã làm sáng tỏ vấn đề bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không. Mọi người hãy cố gắng kiêng cữ một khoảng thời gian ngắn. Khi vết thương đã lành có thể dùng thoải mái, nhưng lưu ý ăn đúng cách, không nên lạm dụng quá nhiều.
Xem thêm:
Bình luận